MẶT SÂN THỂ THAO - XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT KÉO CỦA BỀ MẶT SÂN
BẰNG VẬT LIỆU TỔNG HỢP
Surfaces for sports areas - Determination of tensile properties of synthetic sports surfaces
Lời nói đầu
TCVN 13511:2022 hoàn toàn tương đương với BS EN 12230:2003;
TCVN 13511:2022 do Trường đại học thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MẶT SÂN THỂ THAO - XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT KÉO CỦA BỀ MẶT SÂN BẰNG VẬT LIỆU TỔNG HỢP
Surfaces for sports areas - Determination of tensile properties of synthetic sports surfaces
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tính chất kéo của vật liệu được sử dụng làm mặt sân thể thao. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vật liệu đàn hồi được sử dụng như lớp phủ chịu mài mòn của các sân thể thao, và đối với các vật liệu đàn hồi được sử dụng như các lớp lót dưới nền trong các hệ thống mặt sân thể thao bằng vật liệu composite. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho cả vật liệu dạng tấm đúc sẵn và vật liệu tạo thành bằng cách đúc từ hệ chất lỏng được khâu mạch tại chỗ.
CHÚ THÍCH: Nếu không chuẩn bị được mẫu thử đại diện cho mặt sân thể thao theo tiêu chuẩn này thì không nên xác định tính chất kéo để phục vụ kiểm soát chất lượng hoặc dự đoán tính năng trong quá trình sử dụng. Với những vật liệu không đàn hồi, việc xác định đặc tính chịu nén hoặc các đặc điểm động lực học khác có thể phù hợp hơn với mục đích kiểm soát chất lượng hoặc dự đoán tính năng trong quá trình sử dụng.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9848 (ISO 291), Chất dẻo - Khí quyển tiêu chuẩn cho ổn định và thử nghiệm.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Chiều cao từ đỉnh đến đáy (peak to valley height)
Số đo hình học của độ gồ ghề từ đỉnh của bề mặt, là độ lớn của mức chênh lệch theo phương thẳng đứng tuần hoàn cách đều hoặc không cách đều của một bề mặt so với bề mặt tham chiếu, khi khoảng cách giữa các mức chênh lệch trên là bội số thấp của chiều sâu của chúng.
Mẫu thử có hình dạng xác định cho trước, ứng suất kéo được truyền bằng thiết bị thích hợp, và đường cong ứng suất - biến dạng được ghi lại, từ đó suy ra các thông số khác nhau.
5.1 Máy thử
Máy thử, theo đó:
a) mẫu thử có thể được giữ trong các kẹp cố định của thiết bị thử nghiệm, các kẹp cố định này đáp ứng được những điều kiện sau:
- mẫu thử có thể được giữ đủ chặt để tránh bị trượt;
- không có áp lực cục bộ nào có thể làm rách hoặc làm đứt các đầu trên phần bất kỳ của mẫu thử;
b) khi không chịu tải, kẹp di động có thể chuyển động từ kẹp cố định ở tốc độ không đổi (50 ± 5) mm/min theo hướng song song tới trục dọc của mẫu thử;
c) có thể đo và ghi lại lực tác dụng lên mẫu thử với sai số tối đa là 1 %;
d) nếu sử dụng thiết bị đo độ giãn dài, thiết bị này phải có lực tác dụng tối thiểu lên mẫu và có thể đọc độ giãn dài của mẫu với độ chính xác là 0,1 mm.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13511:2022 (BS EN 12230:2003) về Mặt sân thể thao - Xác định tính chất kéo của bề mặt sân bằng vật liệu tổng hợp
- Số hiệu: TCVN13511:2022
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2022
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực