Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13498-1:2022

ISO 18651-1:2011

MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG - MÁY ĐẦM RUNG TRONG CHO BÊ TÔNG - PHẦN 1: THUẬT NGỮ VÀ ĐẶC TÍNH THƯƠNG MẠI

Building construction machinery and equipment - Internal vibrators for concrete - Part 1: Terminology and commercial specifications

Lời nói đầu

TCVN 13498-1:2022 hoàn toàn tương đương ISO 18651-1:2011.

TCVN 13498-1:2022 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG - MÁY ĐẦM RUNG TRONG CHO BÊ TÔNG - PHẦN 1: THUẬT NGỮ VÀ ĐẶC TÍNH THƯƠNG MẠI

Building construction machinery and equipment - Internal vibrators for concrete - Part 1: Terminology and commercial specifications

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đề cập đến các thuật ngữ và đặc tính thương mại cho các máy đầm rung trong để làm chặt hỗn hợp bê tông.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì chỉ áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản công bố mới nhất, bao gồm cả các bổ sung và sửa đổi (nếu có).

ISO 11375, Building construction machinery and equipment - Terms and denfinitions (Máy và thiết bị xây dựng - Thuật ngữ và định nghĩa)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa được nêu trong ISO 11375 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Máy đầm rung trong loại trục mềm (Immersion vibrator with flexible drive)

Máy đầm rung có trục truyền động từ động cơ chính đến bộ phận tạo rung là một trục mềm.

CHÚ THÍCH: Trục truyền động có thể được đặt trong vỏ bảo vệ để có thể cầm nắm trong quá trình sử dụng.

3.1.1

Máy đầm rung trong loại trục mềm dẫn động điện (Electric immersion vibrator with flexible drive)

Máy đầm rung sử dụng động cơ điện có một trục mềm để kết nối với bộ phận gây rung.

CHÚ THÍCH 1: Trục truyền động có thể được đặt trong vỏ bảo vệ để có thể cầm nắm trong quá trình sử dụng.

CHÚ THÍCH 2: Xem ví dụ trong Hình A.8.

3.1.2

Máy đầm rung trong loại trục mềm dẫn động bằng động đốt trong (Combustion engine immersion vibrator with flexible drive)

Máy đầm rung trong sử dụng động cơ đốt trong có một trục mềm để kết nối với bộ phận gây rung.

CHÚ THÍCH: Xem ví dụ trong Hình A.8.

3.2

Máy đầm rung trong dẫn động điện loại động tích hợp (built-in motor-type electric immersion vibrator)

Máy đầm rung có một động cơ điện và bộ phận gây rung cùng được đặt trong đầu rung.

CHÚ THÍCH 1: Thông thường, máy đầm rung này bao gồm bộ biến tần và biến áp, ống bảo vệ, hộp điều khiển với khởi động từ.

CHÚ THÍCH 2: Thiết bị này có thể được phân loại là một thiết bị chuyển đổi bên ngoài hoặc thiết bị chuyển đổi tích hợp.

CHÚ THÍCH 3: Xem ví dụ trong Hình A.2, Hình A.3 và Hình A.4.

3.3

Máy đm rung trong dẫn động thủy lực (hydraulic immersion vibrator)

Máy đầm rung bao gồm một khối lệch tâm được ghép trực tiếp với động cơ thủy lực để tạo ra rung động ổn định và mạnh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13498-1:2022 (ISO 18651-1:2011) về Máy và thiết bị xây dựng - Máy đầm rung trong cho bê tông - Phần 1: Thuật ngữ và đặc tính thương mại

  • Số hiệu: TCVN13498-1:2022
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2022
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản