Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12905:2020

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT - ĐÁNH GIÁ RỦI RO

Pesticides - Risk assessment

Lời nói đầu

TCVN 12905 : 2020 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Thuốc bảo vệ thực vật chỉ có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Đối với thuốc bảo vệ thực vật hóa học, có ba con đường chính có thể xâm nhập vào cơ thể con người:

- Qua đường hô hấp: qua không khí, hơi, bụi thuốc bảo vệ thực vật bị phổi hp thu.

- Qua da và mắt: thuốc bảo vệ thực vật dạng rắn - lng - khí khi tiếp xúc cơ thể qua da hoặc mát có thể làm tổn thương tại nơi tiếp xúc hoặc hấp thu qua da thấm vào máu.

- Qua đường miệng: điều này xảy ra khi có sự tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật trong thực phm, đồ uống và cũng có thể xảy ra trường hợp thuốc bảo vệ thực vật xâm nhập qua đường tiêu hóa khí hít phải các bụi hóa chất vào họng và nuốt nó. Khi thuốc bảo vệ thực vật đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa, một số hóa chất sẽ ngấm vào máu rồi đi khắp cơ thể ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng như gan, thận ... hoặc hệ thần kinh.

Trong quá trình làm việc, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các loại thuốc bảo vệ thực vật dạng rắn, lỏng, bụi, hơi, khí và sương. Người lao động có thể nhận biết được những hóa chất dạng rắn và lỏng, nhưng đối với các hóa chất dạng bụi và sương thông thường chỉ phát hiện được khi chúng có kích thước hạt lớn, nồng độ cao, còn đối với các dạng hơi và khí thì thường không nhận biết được, trừ một số chất có mùi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro khi tiếp xúc thuốc bảo vệ thực vật:

- Mức độ độc của thuốc bảo vệ thực vật hóa học: Hóa cht càng độc, càng có nhiều khả năng gây ra các vấn đề về sức khe, ngay cả với một lượng nhỏ. Tổ chức Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) đã phân loại mức độ độc của hóa chất thành 5 cấp độ.

- Khối lượng của thuốc bảo vệ thực vật hóa học tiếp xúc: Hóa chất xâm nhập vào cơ thể với lượng càng lớn, thì mức độ nguy hiểm càng cao.

- Thời gian tiếp xúc của thuốc bảo vệ thực vật hóa học: Thời gian tiếp xúc càng dài thì mức độ nguy hiểm càng lớn. Thời gian tiếp xúc phải được xem xét cả thời gian tiếp xúc hàng ngày và thời gian thời gian lặp lại hàng tháng, hàng năm.

Đánh giá mức độ rủi ro là căn cứ khoa học quan trọng để xây dựng các

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12905:2020 về Thuốc bảo vệ thực vật - Đánh giá rủi ro

  • Số hiệu: TCVN12905:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản