Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12850:2019

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

Traceability - General requirements for traceability systems

Lời nói đầu

TCVN 12850:2019 được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo GS1 Global traceability Standard (Ver 2.0).

TCVN 12850:2019 do nhóm công tác về Truy xuất nguồn gốc biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Truy xuất nguồn gốc là khả năng xác định được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn theo thời gian trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Xây dựng một hệ thống truy xuát nguồn gốc hiệu quả là biện pháp hữu hiệu giúp tổ chức đạt được các mục đích như: Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, quản lý mối quan hệ tương tác trong nội bộ cũng như với các bên tham gia trong chuỗi cung ứng, minh bạch thông tin và nâng cao uy tín của tổ chức.

Tiêu chuẩn này xây dựng dựa trên các nguyên tắc trọng tâm là “Định danh - Thu thập - Chia sẻ”. Các nguyên tắc này được sử dụng để đảm bảo các giải pháp truy xuất nguồn gốc luôn đạt được hiệu quả.

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC - YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC

Traceability - General requirements for traceability systems

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc trong một tổ chức cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, không phân biệt quy mô của tổ chức, chuỗi cung ứng.

Tiêu chuẩn này được áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn quốc gia về truy xuất nguồn gốc cho từng lĩnh vực, sản phẩm.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

2.1

Chuỗi kiểm soát (chain of custody)

Các bên tham gia theo trình tự thời gian có quyền kiểm soát về mặt vật lý đối với một đối tượng hoặc một tập hợp các đối tượng di chuyển trong mạng lưới chuỗi cung ứng.

2.2

Chuỗi sở hữu (chain of ownership)

Các bên tham gia theo trình tự thời gian có quyền sở hữu hợp pháp đối với một đối tượng hoặc một tập hợp các đối tượng di chuyển trong mạng lưới chuỗi cung ứng.

2.3

Sự kiện theo dõi trọng yếu (critical tracking event)

CTE

Hồ sơ về việc hoàn thành một bước trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng, là mấu chốt cần ghi lại và chia sẻ nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối.

CHÚ THÍCH: Sự kiện theo dõi trọng yếu chủ yếu tập trung tại các bước có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng và an toàn sản phẩm.

2.4

Phần tử dữ liệu chính (key data element)

KDE

Những dữ liệu cần có trong một CTE để thể hiện chính xác những gì xảy ra trong một bước của quá trình sản xuất, kinh doanh, nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Phần tử dữ liệu chính phải phản ánh được các thông tin về chất lượng và an toàn sản phẩm.

2.5

Vật mang dữ liệu (data earner)

Các phương tiện hiển thị dữ liệu ở dạng mà máy có thể đọc được.

2.6

Bên tham gia (party)

Tổ chức hoặc cá nhân là một thực thể trong chuỗi cung ứng.

CHÚ THÍCH: Bên tham gia có thể giữ nhiều vai trò khác nhau trong chuỗi cung ứng.

2.7

Tổ chức

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc

  • Số hiệu: TCVN12850:2019
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2019
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản