Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12631:2020

BÊ TÔNG TỰ LÈN - THIẾT KẾ THÀNH PHẦN

Self-compacting concrete - Mix design

Lời nói đầu

TCVN 12361 : 2020 do Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BÊ TÔNG TỰ LÈN - THIẾT KẾ THÀNH PHẦN

Self-compacting concrete - Mix design

1.  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế thành phần bê tông tự lèn dùng để chế tạo các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép liền khối hoặc đúc sẵn.

2.  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3106, Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt;

TCVN 3116, Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ chống thấm nước;

TCVN 3118, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén;

TCVN 4032, Xi măng - Phương pháp xác định giới hạn bền nén và uốn;

TCVN 6016, Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ;

TCVN 7570, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;

TCVN 7572, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử;

TCVN 12209, Bê tông tự lèn - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3.  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này ngoài việc sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa đã được nêu trong TCVN 12209 còn sử dụng một số thuật ngữ và định nghĩa như sau:

3.1

Chất độn mịn (Smooth filer)

Bột khoáng, vô cơ cho thêm vào bê tông để cải thiện hoặc để đạt được một số tính chất đặc biệt.

3.2

Phụ gia (Admixture)

Vật liệu cho thêm vào trong quá trình trộn hỗn hợp bê tông với khối lượng phần trăm nhỏ so với xi măng nhằm làm thay đổi tính chất của hỗn hợp bê tông tươi hoặc sản phẩm bê tông sau khi đông cứng.

3.3

Chất kết dính (Binder)

Hỗn hợp xi măng và bột khoáng mịn hoạt tính trong bê tông tự lèn.

3.4

Tính công tác (Workability)

Giới hạn biểu thị tính dễ đổ và dễ lèn chặt của mỗi hỗn hợp bê tông tươi, bao gồm tổ hợp các tính chất của hỗn hợp bê tông đó là tính lưu động, tính cố kết và tính dính.

3.5

Tính dễ chảy (Flowability)

Sự dễ chảy của hỗn hợp bê tông tươi khi không bị hạn chế bởi ván khuôn hoặc cốt thép.

3.6

Độ chảy loang (Slump-flow)

Đường kính trung bình của hỗn hợp bê tông tự lèn khi chảy loang từ côn đo độ sụt bê tông N1 theo TCVN 3106.

3.7

Hồ (Paste)

Thành phần của hỗn hợp bê tông bao gồm bột mịn, nước và bọt khí, phụ gia.

3.8

Vữa (Mortar)

Thành phần của hỗn hợp bê tông bao gồm hồ và phần cốt liệu có đường kính nhỏ hơn 5 mm.

4.  Ký hiệu và chữ viết tắt

- CKD: Chất kết dính;

- N: Nước;

- B: Bột;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12631:2020 về Bê tông tự lèn - Thiết kế thành phần

  • Số hiệu: TCVN12631:2020
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2020
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản