Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12373:2018

NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH NGUY CƠ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC HIỆN ĐẠI

Principles for the risk analysis of foods derived from modern biotechnology

Lời nói đầu

TCVN 12373:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo CAC/GL 44-2003, sửa đổi 2011 Principles for the risk analysis of foods derived from modem biotechnology;

TCVN 12373:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Đối với nhiều loại thực phẩm, mức độ an toàn thực phẩm được phản ánh qua lịch sử sử dụng an toàn cho con người. Trong nhiều trường hợp, kiến thức cần có để quản lý nguy cơ liên quan đến thực phẩm đã đạt được trong lịch sử sử dụng lâu dài trước đó. Thông thường, thực phẩm được coi là an toàn, nếu các biện pháp phòng ngừa, thích hợp đã được thực hiện trong quá trình phát triển, sản xuất ban đầu, chế biến, bảo quản, xử lý và chuẩn bị.

Các mối nguy liên quan đến thực phẩm phải tuân theo quy trình phân tích nguy cơ để đánh giá nguy cơ tiềm ẩn và nếu cần, để xây dựng các phương pháp tiếp cận nhằm quản lý nguy cơ này.

Phân tích nguy cơ đã được sử dụng trong một thời gian dài để giải quyết các mối nguy về hóa chất (ví dụ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất nhiễm bẩn, phụ gia thực phẩm và các chất hỗ trợ chế biến) và ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn để giải quyết các mối nguy về vi sinh vật, các yếu tố về dinh dưỡng, tuy nhiên chưa được xây dựng đầy đủ cho toàn bộ thực phẩm.

Nhìn chung, phương pháp phân tích nguy cơ có thể áp dụng cho các loại thực phẩm bao gồm cả thực phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học hiện đại. Tuy nhiên, phương pháp này phải được sửa đổi khi áp dụng cho toàn bộ thực phẩm thay vì áp dụng cho một mối nguy riêng biệt có thể có trong thực phẩm.

Khi thích hợp, có thể sử dụng các kết quả đánh giá nguy cơ do cơ quan có thẩm quyền thực hiện để hỗ trợ trong phân tích nguy cơ.

 

NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH NGUY CƠ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT BẰNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC HIỆN ĐẠI

Principles for the risk analysis of foods derived from modern biotechnology

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp cơ sở thích hợp để thực hiện phân tích nguy cơ trên quan điểm an toàn và dinh dưỡng của thực phẩm sản xuất bằng công nghệ sinh học hiện đại.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến khía cạnh môi trường, đạo đức và kinh tế xã hội trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất và tiếp thị các loại thực phẩm này1).

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Công nghệ sinh học hiện đại (modern biotechnology)

i) kỹ thuật axit nucleic in vitro, bao gồm tái tổ hợp axit deoxyribonucleic (ADN) và chuyển trực tiếp axit nucleic vào tế bào hoặc các cơ quan nội bào, hoặc

ii) kỹ thuật dựa trên sự hợp nhất các tế bào của các sinh vật có tình trạng phân loại khác nhau, cho phép vượt qua các rào cản sinh sản tự nhiên hoặc tái tổ hợp tự nhiên và những kỹ thuật đó không phải là những phương pháp sinh sản và lựa chọn giống truyền thống2).

2.2

Vi sinh vật bình thường (conventional counterpart)

Sinh vật/chủng có liên quan, các thành phần và/hoặc sản phẩm của chúng, đã trải qua quá trình xác minh độ an toàn dựa trên việc sử dụng phổ biến như là thực phẩm3).

3  Nguyên tắc

Quá trình phân tích nguy cơ đối với thực phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học hiện đại phải phù hợp với quy định hiện hành.

3.1<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12373:2018 về Nguyên tắc phân tích nguy cơ đối với thực phẩm được sản xuất bằng công nghệ sinh học hiện đại

  • Số hiệu: TCVN12373:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản