VẬT LIỆU CHỊU LỬA - XÁC ĐỊNH ĐỘ DẪN NHIỆT - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP DÂY NÓNG (SONG SONG)
Refractory materials - Determination of thermal conductivity - Part 2: Hot-wire method (parallel)
Lời nói đầu
TCVN 12004-2:2018 hoàn toàn tương đương ISO 8894-2:2007.
TCVN 12004-2:2018 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng biên soạn, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VẬT LIỆU CHỊU LỬA - XÁC ĐỊNH ĐỘ DẪN NHIỆT - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP DÂY NÓNG (SONG SONG)
Refractory materials - Determination of thermal conductivity - Part 2: Hot-wire method (parallel)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ dẫn nhiệt bằng phương pháp dây nóng (song song) của sản phẩm vật liệu chịu lửa định hình dạng đặc và các vật liệu chịu lửa dạng hạt, bột có độ dẫn nhiệt nhỏ hơn 25 W/m.K. Giới hạn này được đưa ra là do độ khuyếch tán nhiệt trong vật liệu thử và do kích thước của vật liệu thử; độ dẫn nhiệt cao hơn có thể đo được nếu sử dụng các mẫu kích thước lớn.
Phương pháp này không áp dụng cho sản phẩm và vật liệu dẫn điện.
CHÚ THÍCH 1: Độ dẫn nhiệt của các sản phẩm vật liệu có sự thủy hóa hoặc liên kết hóa học có thể bị ảnh hưởng bởi lượng nước còn lại sau quá trình đóng rắn hoặc đông kết, và được giải phóng trong quá trình nung. Bởi vậy, các vật liệu này đòi hỏi xử lý sơ bộ trước khi tiến hành thí nghiệm. Thời gian mà phần mẫu thử được giữ ở nhiệt độ đo giống như bước chuẩn bị để tiến hành thí nghiệm. Bản chất và phạm vi của việc xử lý sơ bộ như vậy nằm ngoài nội dung của tiêu chuẩn ISO 8894 và được thỏa thuận giữa các bên liên quan.
CHÚ THÍCH 2: Nhìn chung, khó tạo ra các phép đo trên các vật liệu không đẳng hướng và việc sử dụng phương pháp này đối với các vật liệu như vậy được thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Độ dẫn nhiệt (Thermal conductivity)
λ
Lượng nhiệt dẫn qua vật liệu chịu lửa trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích và một đơn vị nhiệt độ dọc theo chiều dòng nhiệt.
CHÚ THÍCH: Đơn vị của độ dẫn nhiệt λ được tính theo oát trên mét nhân với độ Ken-vin (W/m.K).
2.2
Hệ số khuyếch tán nhiệt (Thermal diffusivity)
a
Đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ thay đổi nhiệt độ của vật liệu trong quá trình gia nhiệt tức thời, được tính toán theo công thức sau:
(1) |
trong đó:
λ - là độ dẫn nhiệt của vật liệu, W/m.K;
ρ - là khối lượng riêng của vật liệu, kg/m3;
cp - là nhiệt dung riêng đẳng áp, J/kg.K.
CHÚ THÍCH: Đơn vị của độ khuyếch tán nhiệt a được tính theo mét bình phương trên giây (m2/s).
2.3
Công suất (Power)
P
Tốc độ năng lượng truyền qua cho phép
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-3:2018 (ISO 1927-3:2012) về Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 3: Đặc tính khi nhận mẫu
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-4:2018 (ISO 1927-4:2012) về Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 4: Xác định độ lưu động của hỗn hợp bê tông chịu lửa
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-5:2018 (ISO 1927-5:2012) về Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 5: Chuẩn bị và xử lý viên mẫu thử
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-3:2018 (ISO 1927-3:2012) về Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 3: Đặc tính khi nhận mẫu
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-4:2018 (ISO 1927-4:2012) về Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 4: Xác định độ lưu động của hỗn hợp bê tông chịu lửa
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-5:2018 (ISO 1927-5:2012) về Vật liệu chịu lửa không định hình - Phần 5: Chuẩn bị và xử lý viên mẫu thử
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12004-2:2018 (ISO 8894-2:2007) về Vật liệu chịu lửa - Xác định độ dẫn nhiệt - Phần 2: Phương pháp dây nóng (song song)
- Số hiệu: TCVN12004-2:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực