ISO 15858:2016
THIẾT BỊ UVC - THÔNG TIN AN TOÀN - GIỚI HẠN PHƠI NHIỄM CHO PHÉP ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
UV-C Devices - Safety information - Permissible human exposure
Lời nói đầu
TCVN 11967:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 15858:2016:
TCVN 11967:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC142 Thiết bị làm sạch không khí và các khí khác biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này được xây dựng để đáp ứng nhu cầu trên toàn thế giới về các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho sự an toàn của các sản phẩm UVC và thiết bị có gắn đèn UVC. Trong tiêu chuẩn này, đèn khử trùng UVC có thể gây nguy hại cho con người trong toàn bộ dải UVC. Vì đối với sản phẩm có trang bị đèn, bức xạ UVC ưu thế hơn ở bước sóng 254 nm.
Khi so sánh với bức xạ UVA và bức xạ UVB, bức xạ UVC là dạng tia UV có khả năng thấu qua thấp. Các phép đo trên mô người cho thấy mức phản xạ[6] của bức xạ UVC chiếm từ 4 % đến 7 %, dọc theo khoảng bước sóng rộng từ 250 nm dến 400 nm và được hấp thụ ở 2 µm đầu tiên của lớp sừng của da. Do đó, lượng UVC xuyên tới lớp biểu bì là tối thiểu.[7]
Bức xạ UVC là bức xạ không nhìn thấy và sự phơi nhiễm với bức xạ UVC có thể có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hư hại thị giác do bức xạ UVC thường bắt đầu với bệnh viêm giác mạc do ánh sáng nhưng cũng có thể gây ra viêm kết mạc do ánh sáng. Các triệu chứng của việc hư hại thị giác có thể không phát hiện được trong vài giờ sau khi phơi nhiễm, triệu chứng này có thể có cảm giác đột ngột như có cát trong mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt ở các mức độ khác nhau. Những triệu chứng như vậy có thể xuất hiện trong khoảng từ 1 h đến 12 h sau khi phơi nhiễm UVC và ảnh hưởng hoàn toàn trong khoảng từ 24 h đến 48 h. Việc phơi nhiễm cấp tính quá mức với bức xạ trong dải UVC có thể gây ra sự mất thị lực do khó chịu mắt. Những triệu chứng này thường giảm và biến mất sau vài ngày và không có nguy hại lâu dài.
Nguy hại da bao gồm ban đỏ, mẩn đỏ trên da của bệnh giống như da bị cháy nắng nhưng không phải do da bị phơi nắng. Ảnh hưởng lớn nhất của bệnh ban đỏ xảy ra tại bước sóng 297 nm trong dải UVB. Bức xạ UVA tại bước sóng 254 nm có ảnh hưởng ít hơn trong việc gây ra bệnh ban đỏ. Do đó, cần đánh dấu các vùng phơi nhiễm. Các dấu hiệu cảnh báo cần được đặt ở các địa điểm cố định để bảo vệ nhân viên hoặc người qua lại khỏi tác hại của tia UV. Các địa điểm thích hợp bao gồm cả các cửa vào, thiết bị xử lý không khí bên ngoài, các cửa phòng thiết bị, v.v..
Ủy ban quốc tế về chiếu sáng (CIE) năm 2010 đã hoàn thành việc xem xét lại các rủi ro của chất gây ung thư quang học UVC từ các đèn diệt khuẩn sử dụng các nguyên tắc lý sinh cơ bản do sự mỏng dần lớp sừng và lớp tế bào gai của da. Có thể sử dụng việc khử trùng không khí phía trên một cách an toàn mà không có rủi ro đáng kể đối với các ảnh hưởng lâu dài như là ung thư da.[5]
THIẾT BỊ UVC - THÔNG TIN AN TOÀN - GIỚI HẠN PHƠI NHIỄM CHO PHÉP ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
UV-C Devices - Safety information - Permissible human exposure
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu về an toàn cho con người khi sử dụng các thiết bị đèn UVC.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các hệ thống UVC trong ống dẫn, các hệ thống UVC trong phòng đặt trên cao, các thiết bị UVC khử trùng trong phòng xách tay và các thiết bị UVC khác có thể gây phơi nhiễm cho con người.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm UVC được sử dụng để khử trùng nước.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng ph
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10344:2014 (IEC 62493:2009) về Đánh giá thiết bị chiếu sáng liên quan đến phơi nhiễm trường điện từ đối với con người
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10900:2015 (IEC 62233:2005) về Phương pháp đo trường điện từ của thiết bị gia dụng và thiết bị tương tự liên quan đến phơi nhiễm lên người
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11317:2016 (ASTM D 6954:2004) về Xác định khả năng phân hủy của vật liệu nhựa phơi nhiễm và thử nghiệm trong môi trường thông qua sự kết hợp của quá trình oxy hóa và phân hủy sinh học
- 1Quyết định 3957/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10344:2014 (IEC 62493:2009) về Đánh giá thiết bị chiếu sáng liên quan đến phơi nhiễm trường điện từ đối với con người
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10900:2015 (IEC 62233:2005) về Phương pháp đo trường điện từ của thiết bị gia dụng và thiết bị tương tự liên quan đến phơi nhiễm lên người
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11317:2016 (ASTM D 6954:2004) về Xác định khả năng phân hủy của vật liệu nhựa phơi nhiễm và thử nghiệm trong môi trường thông qua sự kết hợp của quá trình oxy hóa và phân hủy sinh học
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11967:2017 (ISO 15858:2016) về Thiết bị UVC - Thông tin an toàn - Giới hạn phơi nhiễm cho phép đối với con người
- Số hiệu: TCVN11967:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực