TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 11959:2017
ISO 18695:2007
VẬT LIỆU DỆT - XÁC ĐỊNH ĐỘ CHỐNG THẤM NƯỚC - PHÉP THỬ TÁC ĐỘNG THẤM
Textiles - Determination of resistance to water penetration - Impact penetration test
Lời nói đầu
TCVN 11959:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 18695:2007, đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2017 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11959:2017 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
VẬT LIỆU DỆT - XÁC ĐỊNH ĐỘ CHỐNG THẤM NƯỚC - PHÉP THỬ TÁC ĐỘNG THẤM
Textiles - Determination of resistance to water penetration - Impact penetration test
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại vải dệt, có thể được hoặc không được xử lý hoàn tất cản nước hoặc kháng nước. Phép thử trong tiêu chuẩn này dùng để đo độ cản của vải đối với sự thấm nước do tác động thấp, bởi vậy có thể sử dụng để dự đoán độ chống thấm nước mưa của vải may quần áo. Phép thử này phù hợp cho các loại vải có cấu trúc từ lỏng đến vừa phải khi những loại vải này không chịu được điều kiện thử nghiệm khắc nghiệt của phép thử phun mưa Bundesmann TCVN 11956 (ISO 9865), hoặc phép thử mưa (ISO 22958). Không áp dụng tiêu chuẩn này cho vải không làm phẳng được dưới lực kéo căng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1748 (ISO 139), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Độ cản nước (water resistance)
Đặc tính chống ướt và chống thấm nước.
4 Nguyên tắc
Thể tích nước được phun từ độ cao (610 ±10) mm vào mặt kéo căng của mẫu thử, phía sau có giấy thấm đã cân. Sau đó cân lại giấy thấm để xác định độ thấm nước và theo đó phân loại mẫu thử.
5 Lưu ý về an toàn
Phải tuân thủ đúng các quy định về thực hành trong phòng thử nghiệm. Đeo kính an toàn trong tất cả các khu vực thử nghiệm.
CHÚ THÍCH Các lưu ý về an toàn này chỉ nhằm mục đích thông tin. Các lưu ý này bổ sung cho qui trình thử nghiệm và không đầy đủ tất cả các thông tin. Trách nhiệm của người sử dụng là thực hiện các kỹ thuật an toàn và đúng trong khi xử lý vật liệu trong tiêu chuẩn này. Các nhà sản xuất phải được tham vấn về các chi tiết cụ thể như là cung cấp các tờ hướng dẫn về an toàn vật liệu và các khuyến nghị khác của nhà sản xuất.
6 Thuốc thử
6.1 Nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, ở (27 ± 1) °C.
7 Thiết bị, dụng cụ
7.1 Thiết bị thử tác động thấm1)
7.1.1 Thiết bị thử loại 1 (xem Hình 1 và Hình 3)
7.1.2 Thiết bị thử loại 2 (xem Hình 2 và Hình 3)
7.2 Giấy thấm bằng vật liệu dệt trắng, dày (0,71 ± 0,1) mm, khối lượng (370 ± 4,5) g/m2, và có khả năng hấp thụ (220 ± 30) %2).
7.3 Cân thử nghiệm, chính xác đến 0,1 g.
8 Điều hòa
Điều hòa các mẫu thử và giấy thấm tr
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9548:2013 (ISO 1420:2001) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định độ chống thấm nước
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-16:2016 (ISO 9073-16:2007) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 16: Xác định độ chống thấm nước (áp lực thủy tĩnh)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11954:2017 (ISO 3005:1978) về Vật liệu dệt - Xác định sự thay đổi kích thước của vải bởi hơi nước tự do;
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12341:2018 (ISO 3759:2011) về Vật liệu dệt - Chuẩn bị, đánh dấu và đo mẫu thử vải và sản phẩm may mặc trong phép thử xác định sự thay đổi kích thước
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12692:2020 về Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng sử dụng bên dưới lớp chất kết dính dán gạch gốm ốp lát - Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử
- 1Quyết định 3865/QĐ-BKHCN năm 2017 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Vật liệu dệt do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1748:2007 (ISO 139 : 2005) về vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9548:2013 (ISO 1420:2001) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định độ chống thấm nước
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10041-16:2016 (ISO 9073-16:2007) về Vật liệu dệt - Phương pháp thử cho vải không dệt - Phần 16: Xác định độ chống thấm nước (áp lực thủy tĩnh)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11954:2017 (ISO 3005:1978) về Vật liệu dệt - Xác định sự thay đổi kích thước của vải bởi hơi nước tự do;
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11956:2017 (ISO 9865:1991) về Vật liệu dệt - Xác định tính kháng nước của vải bằng phép thử phun mưa Bundesmann
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12341:2018 (ISO 3759:2011) về Vật liệu dệt - Chuẩn bị, đánh dấu và đo mẫu thử vải và sản phẩm may mặc trong phép thử xác định sự thay đổi kích thước
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12692:2020 về Vật liệu chống thấm nước thi công dạng lỏng sử dụng bên dưới lớp chất kết dính dán gạch gốm ốp lát - Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11959:2017 (ISO 18695:2007) về Vật liệu dệt - Xác định độ chống thấm nước - Phép thử tác động thấm
- Số hiệu: TCVN11959:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết