Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CODEX STAN 321-2015
Ginseng Products
Lời nói đầu
TCVN 11936:2017 hoàn toàn tương đương với CODEX STAN 321-2015;
TCVN 11936:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F6 Dinh dưỡng và thức ăn kiêng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SẢN PHẨM NHÂN SÂM
Ginseng Products
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm nhân sâm được nêu trong Điều 2 để tiêu thụ trực tiếp bao gồm cả mục đích phân phối hoặc đóng gói lại, nếu cần.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm nhân sâm được sử dụng làm thực phẩm hoặc thành phần của thực phẩm và không áp dụng cho các sản phẩm dùng làm thuốc1).
2.1 Định nghĩa sản phẩm
Sản phẩm nhân sâm là sản phẩm:
a) được chế biến từ tất cả các phần của củ nhân sâm tươi và nguyên vẹn, có nguồn gốc từ loài Panax ginseng C.A.Meyer hoặc P. quinquefolius L., được trồng với mục đích thương mại và sử dụng làm thực phẩm.
b) được đóng gói nhằm đảm bảo an toàn chất lượng và dinh dưỡng của sản phẩm.
c) được xử lý bằng các phương pháp thích hợp như: sấy khô, hấp, cắt, nghiền bột, chiết và cô đặc như nêu trong 2.2.
2.2 Các dạng sản phẩm nhân sâm
Trong tiêu chuẩn này quy định các dạng sản phẩm nhân sâm như sau:
2.2.1 Nhân sâm sấy khô
Nhân sâm sấy khô sản xuất từ củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 được làm khô thích hợp dưới ánh nắng mặt trời, khí nóng hoặc các phương pháp làm khô khác. Sản phẩm có thể được phân thành các dạng như củ và/hoặc rễ, bột hoặc lát.
2.2.2 Nhân sâm hấp sấy khô
Nhân sâm hấp sấy khô sản xuất từ củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 được chế biến bằng phương pháp hấp và sau đó sấy khô nêu trong 2.2.1. Sản phẩm có thể được phân thành các dạng như củ và/hoặc rễ, bột hoặc lát.
2.2.3 Cao nhân sâm
Cao nhân sâm được sản xuất từ các thành phần hòa tan của củ nhân sâm như nêu trong điểm a) của 2.1 hoặc nhân sâm sấy khô nêu trong 2.2.1, được chiết bằng nước, etanol hoặc hỗn hợp của nước và etanol, sau đó lọc và cô đặc. Sản phẩm này có màu nâu sẫm và có độ nhớt cao. Sản phẩm này cũng có thể ở dạng bột nếu được sấy phun hoặc sấy đông khô.
2.2.4 Cao nhân sâm hấp
Cao nhân sâm hấp được sản xuất từ các thành phần hòa tan của nhân sâm hấp sấy khô như nêu trong 2.2.2, được chiết bằng nước, etanol hoặc hỗn hợp của nước và etanol, sau đó lọc và cô đặc. Sản phẩm này có màu nâu sẫm và có độ nhớt cao. Sản phẩm này cũng có thể ở dạng bột nếu được sấy phun hoặc sấy đông khô.
2.3 Các dạng sản phẩm khác
Các sản phẩm khác được công nhận với điều kiện là sản phẩm đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn và được mô tả đầy đủ trên nhãn để tránh gây nhầm lẫn hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
3 Thành phần chính và các chỉ tiêu chất lượng
3.1 Thành phần
3.1.1 Thành phần cơ bản
Củ nhân sâm được định nghĩa trong điểm a) của 2.1.
3.2 Chỉ tiêu chất lượng
3.2.1 Hương, màu và nhóm ginsenoside
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11493:2016 về Thực phẩm - Xác định hàm lượng trans-galactooligosacarid (TGOS) - Phương pháp sắc ký trao đổi ion
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11489:2016 (EN 13804:2013) về Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết và hợp chất hóa học của chúng - Xem xét chung và các yêu cầu cụ thể
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11490:2016 (CEN/TR 15641:2007) về Thực phẩm - Xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng sắc ký lỏng - Phổ khối lượng hai lần (LC-MS/MS) - Các thông số đo phổ khối lượng hai lần
- 1Quyết định 3901/QĐ-BKHCN 2017 công bố tiêu chuẩn quốc gia về Thực phẩm bổ sung và nguyên liệu thực vật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5624-1:2009 (Volume 2B-2000, Section 1) về Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật ngoại lai - Phần 1: Theo hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5624-2:2009 (Volume 2B-2000, Section 2) về Danh mục giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật và giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật ngoại lai - Phần 2: Theo nhóm sản phẩm
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4832:2015 (CODEX STAN 193-1995, soát xét 2009, sửa đổi 2015) về Tiêu chuẩn chung đối với các chất nhiễm bẩn và các độc tố trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9632:2016 (CAC/GL 21-1997, Revised 2013) về Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11493:2016 về Thực phẩm - Xác định hàm lượng trans-galactooligosacarid (TGOS) - Phương pháp sắc ký trao đổi ion
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11489:2016 (EN 13804:2013) về Thực phẩm - Xác định các nguyên tố vết và hợp chất hóa học của chúng - Xem xét chung và các yêu cầu cụ thể
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11490:2016 (CEN/TR 15641:2007) về Thực phẩm - Xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bằng sắc ký lỏng - Phổ khối lượng hai lần (LC-MS/MS) - Các thông số đo phổ khối lượng hai lần
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11936:2017 (CODEX STAN 321-2015) về Sản phẩm nhân sâm
- Số hiệu: TCVN11936:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra