Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11574:2016

ISO 2537:2007

ĐO ĐẠC THỦY VĂN - ĐỒNG HỒ ĐO DÒNG CÓ PHẦN TỬ QUAY

Hydrometry - Rotating-element current-meters

 

Lời nói đầu

TCVN 11574:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 2537:2007;

TCVN 11574:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 30 Đo lưu lượng lưu chất trong ống dẫn kín biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐO ĐẠC THỦY VĂN - ĐỒNG HỒ ĐO DÒNG CÓ PHẦN TỬ QUAY

Hydrometry - Rotating-element current-meters

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu vận hành, cấu trúc, hiệu chuẩn và bảo dưỡng đồng hồ đo dòng có phần tử quay để đo lưu lượng trong các kênh hở.

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ đo dòng nêu trong ISO 747.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10717:2015 (ISO 3455:2007), Đo dòng chất lỏng có bề mặt thoáng - Hiệu chuẩn đồng hồ đo dòng dùng trong bể hình trụ.

TCVN 11578 (ISO 3454), Đo đạc thủy văn - Thiết bị treo và thiết bị dò độ sâu trực tiếp

ISO 772, Hydrometry - Vocabulary and symbols (Xác định tỷ trọng chất lỏng - Từ vựng và ký hiệu).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 772 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Bước cánh quạt (propeller pitch)

Khoảng cách mà đồng hồ đo dòng cánh quạt dịch chuyển tương đối nhờ nước trong thời gian một vòng.

4  Nguyên lý vận hành

4.1  Tính tỷ lệ

Phần tử quay của đồng hồ đo dòng được điều khiển bằng lưu chất tại vận tốc góc tỷ lệ với vận tốc cục bộ của lưu chất tại điểm chìm khi vận tốc vượt quá giá trị tới hạn.

4.2  Vận tốc dòng

Để xác định vận tốc của lưu chất đồng hồ đo dòng được đặt ở một điểm trong dòng chảy và số vòng quay của rôto trong một khoảng thời gian xác định được đếm hoặc thời gian cần thiết để rôto quay một số vòng xác định được quan sát. Vận tốc nhận được từ bảng hiệu chuẩn đồng hồ đo dòng hoặc phương trình hiệu chuẩn, được thiết lập bằng thực nghiệm thông qua việc hiệu chuẩn (Điều 9). Số vòng quay của đồng hồ đo dòng (sự quay) có thể được xác định bằng sự nhận biết các tín hiệu phát ra (như các xung điện) thông qua sự quay của rôto bằng cách sử dụng dụng cụ đếm thích hợp. Vận tốc có thể được xác định từ giá trị đọc trực tiếp tốc độ quay của phần tử quay bằng thiết bị được thiết kế cho mục đích này.

5  Các loại đồng hồ đo dòng

5.1  Tổng quan

Đồng hồ đo dòng nói chung được phân loại dựa vào dạng của phần tử quay được sử dụng, nghĩa là kiểu cốc trục thẳng đứng và kiểu cánh quạt trục nằm ngang.

5.2  Đồng hồ đo dòng kiểu cốc

Rôto của đồng hồ đo dòng kiểu cốc được cấu tạo bằng các cốc hình nón, hoặc các cánh quạt cong gắn vào tại các khoảng cách bằng nhau xung quanh chu vi của trục bánh xe, trục quay khi đặt vào dòng lưu chất. Thường rôto được gắn với trục thẳng đứng.

5.3  Đồng hồ đo dòng kiểu cánh quạt

Đồng hồ đo dòng kiểu cánh quạt là một hệ thống gồm một số cánh quạt thẳng hoặc xiên góc gắn vào tại các khoảng cách bằng nh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11574:2016 (ISO 2537:2007) về Đo đạc thủy văn - Đồng hồ đo dòng có phần tử quay

  • Số hiệu: TCVN11574:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/09/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản