Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11567-3:2017

RỪNG TRỒNG - RỪNG GỖ LỚN CHUYỂN HÓA TỪ RỪNG TRỒNG GỖ NHỎ - PHẦN 3: BẠCH ĐÀN UROPHYLLA (EUCALYPTUS UROPHYLLA S.T.BLAKE)

Plantation - Large timber plantation transformated from small wood - Part 3: Eucalyptus urophylla S.T.Blake

 

Lời nói đầu

TCVN 11567-3 : 2017 do Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11567: Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ gồm các phần sau:

TCVN 11567-1: Phần 1: Keo lai;

TCVN 11567-2: Phần 2: Keo tai tượng;

TCVN 11567-3: Phần 3: Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake).

 

RỪNG TRỒNG - RỪNG GỖ LỚN CHUYỂN HÓA TỪ RỪNG TRỒNG GỖ NHỎ - PHẦN 3: BẠCH ĐÀN UROPHYLLA (EUCALYPTUS UROPHYLLA S.T.BLAKE)

Plantation - Large timber plantation transformated from small wood - Part 3: Eucalyptus urophylla S.T.Blake

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật chuyển hóa rừng Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake) gỗ lớn từ rừng trồng cung cấp gỗ nhỏ.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Cây bài chặt (trees marked to be cut)

Cây không đủ tiêu chuẩn để lại nuôi dưỡng.

2.2

Cây mục đích (purpose trees)

Cây đủ tiêu chuẩn nuôi dưỡng để phát triển thành gỗ lớn.

2.3

Cây trung gian (intermediate trees)

Cây chưa đủ tiêu chuẩn của cây mục đích nhưng tốt hơn cây bài chặt, có thể bài chặt hoặc để lại cho lần tỉa thưa sau tùy theo phân bố không gian của chúng.

2.4

Cây ưu thế (dominant trees)

Cây chiếm ưu thế sinh thái, thuộc cây cấp I và cây cấp II theo phân cấp Kraft.

2.5

Cấp chiều cao (height class) / cấp năng suất (yield class)

Chỉ số biểu thị năng suất của rừng trồng một loài cây trên một điều kiện lập địa, dưới tác động tổng hợp của các biện pháp lâm sinh, được biểu thị dựa trên tương quan giữa chiều cao bình quân với tuổi rừng trồng. Cấp chiều cao được chia thành 3 cấp, ký hiệu từ tốt đến xấu bằng chữ số La mã I, II, III.

2.6

Chuyển hóa rừng (forest transformation)

Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để thay đổi mục đích kinh doanh của rừng.

2.7

Gỗ lớn (large timber)

Gỗ có đường kính đầu nhỏ tối thiểu 15 cm, chiều dài tối thiểu 2 m.

2.8

Gỗ nhỏ (small timber)

Gỗ có đường kính đầu nhỏ nhỏ hơn 15 cm.

2.9

Phân cấp Kraft (Kraft’s classification)

Cây rừng trồng được phân thành 5 cấp từ I đến V tùy thuộc vào vị thế và khả năng cạnh tranh ánh sáng của chúng trong lâm phần từ tốt đến xấu (chi tiết xem Phụ lục A).

2.10

Tỉa thưa (thinning)

Chặt loại bỏ những cây sinh trưởng kém, phẩm chất xấu nhằm nâng cao tăng trưởng, chất lượng các cây để lại nuôi dưỡng.

3  Yêu cầu rừng đưa vào chuyển hóa

Rừng đưa vào chuyển hóa là rừng có cấp chiều cao I và cấp chiều cao II đáp ứ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-3:2017 về Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - Phần 3: Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)

  • Số hiệu: TCVN11567-3:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản