TRANG PHỤC BẢO VỆ CHỐNG TÁC NHÂN LÂY NHIỄM - PHƯƠNG PHÁP THỬ KHẢ NĂNG CHỐNG XÂM NHẬP VI KHUẨN KHÔ
Clothing for protection against infectious agents - Test method for resistance to dry microbial penetration
Lời nói đầu
TCVN 11539:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 22612:2005. ISO 22612:2005 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2014 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 11539:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 94 Phương tiện bảo vệ cá nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Có nhiều ví dụ về các trường hợp vi khuẩn có thể di trú qua vật liệu ngăn cách ở trạng thái khô thông qua các hạt hữu cơ và vô cơ. Sự xâm nhập khô của vảy da mang vi khuẩn qua áo choàng mổ hoặc bộ đồ vô trùng là một ví dụ. Sự xâm nhập qua vật liệu bao gói trong khi lưu giữ là một ví dụ khác.
Tiêu chuẩn này mô tả phương pháp thử, với các thiết bị kết hợp, có thể được sử dụng để xác định khả năng chống thấm khô của vật liệu đối với các hạt mang vi khuẩn có kích thước điển hình nhất trong vảy da người.
TRANG PHỤC BẢO VỆ CHỐNG TÁC NHÂN LÂY NHIỄM - PHƯƠNG PHÁP THỬ KHẢ NĂNG CHỐNG XÂM NHẬP VI KHUẨN KHÔ
Clothing for protection against infectious agents - Test method for resistance to dry microbial penetration
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá khả năng chống các hạt mang vi khuẩn xâm nhập qua vật liệu ngăn cách.
CHÚ THÍCH Do sự phức tạp, tiêu chuẩn này không được coi là phương pháp được sử dụng để kiểm soát chất lượng hàng ngày nhưng có thể phù hợp để đánh giá vật liệu có đáp ứng được các yêu cầu hiện hành.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
EN 13795-1:2002, Surgical drapes, gowns and clean air suits, used as medical devices for patients, clinical staff and equipment - Part 1: General requirements for manufacturers, processors and products (Ga, áo choàng, và bộ trang phục vô trùng dùng trong phẫu thuật, được sử dụng cho bệnh nhân, nhân viên ở buồng bệnh và thiết bị - Phần 1: Yêu cầu chung đối với nhà sản xuất, hệ thống xử lý và sản phẩm)
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong EN 13795-1:2002.
Phép thử được thực hiện trên các mẫu thử, mỗi mẫu được cho vào trong một dụng cụ chứa. Để lại một dụng cụ chứa mẫu thử không nhiễm khuẩn làm đối chứng, các dụng cụ chứa còn lại được đổ một phần của bột tan bị nhiễm khuẩn Bacillus subtilis lên trên mẫu thử. Chèn một tấm sa lắng vào dưới đáy của từng dụng cụ chứa cách phía dưới mẫu thử một khoảng ngắn.
Sau đó rung thiết bị đỡ các dụng cụ chứa bằng máy rung hình cầu dạng khí nén. Bột tan thấm qua được giữ lại trên tấm sa lắng. Lấy các tấm sa lắng ra và đem đi nuôi cấy.
Đếm số lượng khuẩn lạc tạo thành.
Tiêu chuẩn này quy định hai mức thử bằng cách tạo ra hai mức nồng độ tế bào vi khuẩn trên các hạt bột tan và vật liệu ngăn cách được đưa vào lắc hai lần. Các điều kiện thử khác nhau giữa các loại sản phẩm sẽ được quy định trong các tiêu chuẩn khác có áp dụng phương pháp thử của tiêu chuẩn này, ví dụ: prEN 13795-3.
Điều hòa các mẫu và thử ở nhiệt độ (20 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9547:2013 (ISO 22608 : 2004) về Trang phục bảo vệ - Bảo vệ chống hóa chất lỏng - Phép đo mức độ không thấm, mức độ lưu lại, và mức độ thấm qua của các chế phẩm thuốc trừ sâu lỏng qua vật liệu làm trang phục bảo vệ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8838-2:2011 (ISO 13999-2:2003) về Trang phục bảo vệ - Găng tay và bao bảo vệ cánh tay chống cắt và đâm bởi dao cầm tay – Phần 2: Găng tay và bao bảo vệ cánh tay làm bằng vật liệu không phải là lưới kim loại
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8838-3:2011 (ISO 13999-3:2002) về Trang phục bảo vệ - Găng tay và bao bảo vệ cánh tay chống cắt và đâm bởi dao cầm tay – Phần 3: Phép thử va đập cắt đối với vải, da và các vật liệu khác
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822:2021 về Trang phục Dân quân tự vệ (từ Phần 1 đến Phần 38)
- 1Quyết định 4190/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về trang phục bảo vệ chống hóa chất do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9547:2013 (ISO 22608 : 2004) về Trang phục bảo vệ - Bảo vệ chống hóa chất lỏng - Phép đo mức độ không thấm, mức độ lưu lại, và mức độ thấm qua của các chế phẩm thuốc trừ sâu lỏng qua vật liệu làm trang phục bảo vệ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8838-2:2011 (ISO 13999-2:2003) về Trang phục bảo vệ - Găng tay và bao bảo vệ cánh tay chống cắt và đâm bởi dao cầm tay – Phần 2: Găng tay và bao bảo vệ cánh tay làm bằng vật liệu không phải là lưới kim loại
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8838-3:2011 (ISO 13999-3:2002) về Trang phục bảo vệ - Găng tay và bao bảo vệ cánh tay chống cắt và đâm bởi dao cầm tay – Phần 3: Phép thử va đập cắt đối với vải, da và các vật liệu khác
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822:2021 về Trang phục Dân quân tự vệ (từ Phần 1 đến Phần 38)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11539:2016 (ISO 22612:2005) về Trang phục bảo vệ chống tác nhân lây nhiễm - Phương pháp thử khả năng chống xâm nhập vi khuẩn khô
- Số hiệu: TCVN11539:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực