- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9632:2013 (CAC/GL 21-1997) về Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 11429:2016
CAC/GL 75-2010
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN
Guidelines on substances used as processing aids
Lời nói đầu
TCVN 11429:2016 hoàn toàn tương đương với CAC/GL 75:2010;
TCVN 11429:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN
Guidelines on substances used as processing aids
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này cung cấp thông tin về việc sử dụng an toàn các chất được sử dụng làm chất hỗ trợ chế biến và dư lượng an toàn của chúng trong quá trình chuẩn bị thực phẩm và các thành phần thực phẩm.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1
Chất hỗ trợ chế biến (Processing aid):
Mọi chất hoặc nguyên liệu, không bao gồm thiết bị hoặc dụng cụ, không được sử dụng như một thành phần thực phẩm, chủ định sử dụng trong chế biến nguyên liệu, thực phẩm hoặc các thành phần thực phẩm, để thực hiện mục đích công nghệ nhất định trong quá trình xử lý hoặc chế biến và mặc dù không cố ý nhưng không thể tránh khỏi sự có mặt của dư lượng hoặc các chất dẫn xuất trong sản phẩm cuối cùng1.
3 Nguyên tắc sử dụng an toàn các chất hỗ trợ chế biến
3.1 Việc sử dụng chất hỗ trợ chế biến được xem là hợp lý khi việc sử dụng này thực hiện một hoặc nhiều chức năng công nghệ trong quá trình xử lý hoặc chế biến nguyên liệu, thực phẩm, hoặc các thành phần thực phẩm. Mọi dư lượng chất hỗ trợ chế biến sót lại trong thực phẩm sau khi chế biến không được thực hiện chức năng công nghệ trong sản phẩm cuối cùng.
3.2 Các chất được sử dụng làm chất hỗ trợ chế biến phải được sử dụng ở điều kiện thực hành sản xuất tốt (GMP) bao gồm:
- Lượng chất sử dụng cần được giới hạn đến mức thấp nhất để thực hiện chức năng công nghệ mong muốn;
- Dư lượng hoặc các dẫn xuất của chất được sử dụng còn lại trong thực phẩm phải giảm xuống đến mức hợp lý và không có nguy cơ đến sức khỏe; và
- Chất được chuẩn bị và xử lý theo cùng một cách như thành phần của thực phẩm.
3.3 Tính an toàn của một chất được sử dụng làm chất hỗ trợ chế biến phải do nhà cung cấp hoặc người sử dụng chất đó chứng minh. Việc chứng minh tính an toàn phải bao gồm việc đánh giá thích hợp dư lượng không chủ định hoặc không thể tránh khỏi từ việc sử dụng chúng làm chất hỗ trợ chế biến trong các điều kiện của GMP.
3.4 Các chất được sử dụng làm chất hỗ trợ chế biến phải là loại đạt chất lượng dùng cho thực phẩm. Điều này có thể được chứng minh qua việc tuân thủ các quy định kỹ thuật về việc nhận biết và độ tinh khiết theo khuyến cáo của Ủy ban Codex hoặc, trong trường hợp không có các yêu cầu như vậy, thì cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà cung cấp cần xây dựng các yêu cầu thích hợp.
3.5 Các chất được sử dụng làm chất hỗ trợ chế biến phải tuân thủ TCVN 9632:2013 (CAC/GL 21- 1997) Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm, được chuẩn bị và xử lý theo TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn khác có liên quan.
4 Ghi nhãn
4.1 Việc ghi nhận các chất được sử dụng làm chất hỗ trợ chế biến phải tuân thủ CODEX STAN 107-1981 General Standard for Labelling of Food Additives When Sold as Such (Tiêu chuẩn chung đối với ghi nhãn phụ gia thực phẩm khi bá
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 18-1:2015/BYT về Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm - Dung môi
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11043:2015 (CODEX STAN 312-2013) về Bào ngư sống, bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh để tiêu thụ trực tiếp hoặc chế biến tiếp theo
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11217:2015 (ISO/TS 18083:2013) về Sản phẩm phomat chế biến - Tính hàm lượng phosphat bổ sung biểu thị theo phospho
- 1Quyết định 4179/QĐ-BKHCN năm 2016 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9632:2013 (CAC/GL 21-1997) về Nguyên tắc thiết lập và áp dụng các tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm
- 5Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 18-1:2015/BYT về Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm - Dung môi
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11043:2015 (CODEX STAN 312-2013) về Bào ngư sống, bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh để tiêu thụ trực tiếp hoặc chế biến tiếp theo
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11217:2015 (ISO/TS 18083:2013) về Sản phẩm phomat chế biến - Tính hàm lượng phosphat bổ sung biểu thị theo phospho
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11429:2016 (CAC/GL 75:2010) về Hướng dẫn sử dụng chất hỗ trợ chế biến
- Số hiệu: TCVN11429:2016
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2016
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực