Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11321:2016

CỌC - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘNG BIẾN DẠNG LỚN

Piles - High-strain dynamic testing

Li nói đầu

TCVN 11321 : 2016 được biên soạn trên cơ sở tham khảo ASTM D 4945-00.

TCVN 11321 : 2016 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CỌC - PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘNG BIẾN DẠNG LỚN

Piles - High-strain dynamic testing

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho phương pháp thử động biến dạng lớn được áp dụng để đánh giá sức chịu tải của cọc đơn thẳng đứng, cọc đơn xiên, không phụ thuộc kích thước và phương pháp thi công (đóng, ép, khoan thả, khoan dẫn, khoan nhồi ...) thông qua xác định lực và vận tốc thân cọc do một lực tác động dọc trục lên đầu cọc bởi một quả búa nặng nhằm tạo ra một chuyển vị đủ lớn ở khu vực đầu cọc.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5726:1993, Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ lăng trụ và mô đun đàn hồi khi nén tĩnh.

TCVN 9394:2012, Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu.

TCVN 9395:2012, Cọc khoan nhồi - Thi công và nghiệm thu.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này có sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1. Đệm đầu cọc (Cushion)

Phần vật liệu nằm giữa mũ chụp đầu cọc và cọc (thường làm bằng gỗ dán).

3.2. Quá trình va chạm (Impact event)

Khoảng thời gian tính từ lúc cọc bắt đầu dịch chuyển theo hướng dương hay âm (lên hay xuống) do lực va chạm gây ra, (xem hình 1)

3.3. Thi đim va chạm (Moment of impact)

Thời điểm đầu tiên khi bắt đầu va chạm, lúc gia tốc bằng 0, (xem hình 1)

3.4. Kháng trở của cọc Z (Pile impedance)

Là sức kháng của một cọc khi có sự thay đổi đột ngột của vận tốc.

Kháng trở của cọc có thể được tính bằng cách nhân diện tích tiết diện ngang của cọc với môđun đàn hồi động và chia cho vận tốc truyền sóng. Kháng trở của cọc cũng có thể được tính bằng cách nhân khối lượng riêng với vận tốc truyền sóng và diện tích tiết diện ngang của cọc.

Z= AE/c = ρcA

(1)

trong đó:

Z là kháng trở của cọc tính bằng kiloniutơn nhân giây trên mét (kN.s/m);

A là diện tích tiết diện ngang của cọc tính bằng mét vuông (m2);

E là mô đun đàn hồi động của vật liệu cọc tính bằng kilopascan (kPa);

c là vận tốc truyền sóng trong cọc tính bằng mét trên giây (m/s)

ρ là khối lượng riêng của vật liệu cọc tính bằng kilogram trên mét khối (kg/m3).

3.5. Vận tc truyn sóng c (wave speed)

Vận tốc sóng ứng suất lan truyền dọc trục cọc phụ thuộc vào tính

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11321:2016 về Cọc - Quy định thử động biến dạng lớn

  • Số hiệu: TCVN11321:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản