Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11057:2015

ISO 6889:1986

CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT - XÁC ĐỊNH SỨC CĂNG BỀ MẶT PHÂN CÁCH - PHƯƠNG PHÁP KÉO MÀNG CHẤT LỎNG

Surface active agents - Determination of interfacial tension by drawing up liquid films

Lời nói đu

TCVN 11057:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 6889:1986.

TCVN 11057:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC91 Chất hoạt động b mặt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Sức căng bề mặt phân cách là một đặc tính cơ bản của hệ gồm hai pha. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với hai pha chất lỏng không trộn lẫn có chứa một hoặc nhiều chất hoạt động bề mặt.

Tuy nhiên, phép đo đặc tính của dung dịch chất hoạt động bề mặt không cho phép đưa ra bất kỳ giả định nào về các hoạt tính tẩy rửa, nhũ hóa, v.v... Không có sự kết nối nào có thể được thiết lập giữa các đặc tính hoạt động của chất hoạt động bề mặt và sức căng bề mặt phân chia của hệ hai pha chất lỏng không trộn lẫn.

 

CHT HOẠT ĐỘNG B MT - XÁC ĐỊNH SỨC CĂNG B MẶT PHÂN CÁCH - PHƯƠNG PHÁP KÉO MÀNG CHẤT LỎNG

Surface active agents - Determination of interfacial tension by drawing up liquid films

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kéo màng chất lỏng để xác định sức căng bề mặt phân cách giữa hai pha chất lỏng không trộn lẫn, một pha nước và một pha hữu cơ, tạo thành bề mặt phân cách. Hai pha này có thể chứa một hoặc nhiều chất hoạt động bề mặt anion hoặc không ion.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng để xác định sức căng bề mặt phân cách của hệ hai pha chất lỏng không trộn lẫn khác với những hệ đã được đề cập ở trên.

Tiêu chuẩn này không áp dụng để xác định sức căng bề mặt phân cách của hệ hai pha chất lỏng không trộn lẫn có chứa chất hoạt động bề mặt cation; sức căng bề mặt phân cách của những hệ như vậy chỉ có thể được xác định bằng phương pháp thể tích giọt [được quy định trong TCVN 11060 (ISO 9101)].

CHÚ THÍCH: Nhiều phương pháp đã được thiết lập để xác định sức căng bề mặt phân cách như:

a) Phương pháp kéo màng chất lỏng bằng tấm, vòng kẹp hoặc vòng tròn;

b) Phương pháp thể tích giọt;

c) Phương pháp quả cầu không cuống rơi;

d) Phương pháp thả lơ lửng;

e) Phương pháp giọt quay;

Các phương pháp kéo màng chất lỏng có ưu điểm nổi trội do quy trình thực hiện đơn giản.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10816 (ISO 2456), Cht hoạt động bề mặt - Nước được s dụng làm dung môi cho th nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

ISO 862, Surface active agent - Vocabulary (Cht hoạt động bề mặt - Từ vựng).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Sức căng bề mặt phân cách (interfacial tension)

Xem ISO 862.

CHÚ THÍCH: Đơn vị SI của sức căng bề mặt là newton trên met (N/m). Trong thực tế, sử dụng ước số milinewton trên mét (mN/m)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11057:2015 (ISO 6889:1986)

  • Số hiệu: TCVN11057:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản