Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10972-1:2015

ISO 1268-1:2001

CHẤT DẺO GIA CƯỜNG SỢI - PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO TẤM THỬ - PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN CHUNG

Fibre-reinforced plastics - Methods of producing test plates - Part 1: General conditions

Lời nói đầu

TCVN 10972-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 1268-1:2001.

ISO 1268-1:2001 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2011 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 10972-1:2015 do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC61/SC13 Composite và sợi gia cường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 10972 (ISO 1268), Chất dẻo gia cường sợi - Phương pháp chế tạo tm th, gồm các phần sau:

- TCVN 10972-1:2015 (ISO 1268-1:2001), Phần 1: Điều kiện chung;

- TCVN 10972-2:2015 (ISO 1268-2:2001), Phần 2: Đúc lăn ép và đúc phun sợi ngắn;

- TCVN 10972-3:2015 (ISO 1268-3:2000), Phần 3: Đúc nén ướt;

- TCVN 10972-4:2015 (ISO 1268-4:2005 và ISO 1268-4/Amd.1:2010), Phần 4: Đúc prepreg;

- TCVN 10972-5:2015 (ISO 1268-5:2001), Phần 5: Quấn sợi;

- TCVN 10972-6:2015 (ISO 1268-6:2002), Phần 6: Đúc kéo;

- TCVN 10972-7:2015 (ISO 1268-7:2001), Phần 7: Đúc chuyển nhựa;

- TCVN 10972-8:2015 (ISO 1268-8:2004), Phần 8: Đúc nén SMC và BMC;

- TCVN 10972-9:2015 (ISO 1268-9:2003), Phần 9: Đúc GMT/STC;

- TCVN 10972-10:2015 (ISO 1268-10:2005), Phần 10: Đúc phun BMC và các tổ hợp đúc sợi dài khác - Nguyên tắc chung và đúc mẫu thử đa mục đích;

- TCVN 10972-11:2015 (ISO 1268-11:2005), Phần 11: Đúc phun BMC và các tổ hợp đúc sợi dài khác - Tấm nhỏ.

 

CHẤT DẺO GIA CƯỜNG SỢI - PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO TẤM THỬ - PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN CHUNG

Fibre-reinforced plastics - Methods of producing test plates - Part 1: General conditions

1  Phạm vi áp dụng

Các phần của bộ TCVN 10972 (ISO 1268) mô tả các phương pháp dùng để chế tạo các tấm chất dẻo được gia cường mà từ đó có thể cắt thành các mẫu thử. Mẫu thử này cho phép xác định các tính chất của composite hoặc các thành phần của composite. Các phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại vật liệu gia cường và nhựa nền chủ yếu.

Việc lựa chọn phương pháp chế tạo tấm thử phụ thuộc vào:

a) Vật liệu gia cường:

Bản chất của vật liệu gia cường (thủy tinh, cácbon, aramid, v.v...);

Dạng vật liệu gia cường (roving, mat, vải dệt, v.v...);

Hướng của vật liệu, liên quan đến chiều dài, chiều rộng và độ dày của tấm;

Hàm lượng của vật liệu gia cường trong chất dẻo được gia cường;

b) Vật liệu nền (nhựa nhiệt rắn hoặc nhựa nhiệt dẻo);

c) Mức độ kỳ vọng đối với các tính chất;

d) Quy trình chế tạo cần được đánh giá.

Vì các tính chất cơ học của chất dẻo được gia cường phụ thuộc vào quy trình chế tạo chất dẻo nên nếu có thể, chuẩn bị các tấm thử theo phương pháp giống phương pháp sẽ được sử dụng để chế tạo chất dẻo.

Tiêu chuẩn này mô tả các yêu cầu chung phổ biến cho tất cả các phương pháp.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 6039 (ISO 1183) (tất cả các phần), Chất dẻo - Xác định khối lượng riêng của chất dẻo không xốp.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10972-1:2015 (ISO 1268-1:2001) về Chất dẻo gia cường sợi - Phương pháp chế tạo tấm thử - Phần 1: Điều kiện chung

  • Số hiệu: TCVN10972-1:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản