VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI – GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT BAN ĐẦU – KỸ THUẬT LẤY MẪU
Microbiology of food and animal feed – Primary production stage – Sampling techniques
Lời nói đầu
TCVN 10782:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 13307:2013;
TCVN 10782:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VI SINH VẬT TRONG THỰC PHẨM VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI – GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT BAN ĐẦU – KỸ THUẬT LẤY MẪU
Microbiology of food and animal feed – Primary production stage – Sampling techniques
Tiêu chuẩn này quy định kỹ thuật lấy mẫu trong giai đoạn sản xuất thực phẩm-thức ăn chăn nuôi ban đầu để phát hiện hoặc định lượng các vi sinh vật sống có khả năng gây bệnh truyền qua thực phẩm.
Tiêu chuẩn này không được dùng để chuẩn đoán bệnh động vật.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6404 (ISO 7218), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Yêu cầu chung và hướng dẫn kiểm tra vi sinh vật.
TCVN 6507-1 (ISO 6887-1), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật – Phần 1: Các nguyên tắc chung để chuẩn bị huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Giai đoạn sản xuất ban đầu (primary production stage)
Bao gồm tất cả các giai đoạn sản xuất thực phẩm từ trại chăn nuôi đến khi thu hoạch hoặc đến cơ sở giết mổ.
3.2. Mẫu phòng thử nghiệm (laboratory sample)
Mẫu được chuẩn bị để gửi đến phòng thí nghiệm và để kiểm tra hoặc thử nghiệm.
4.1. Yêu cầu chung
Các bên có liên quan hoặc những người đại diện của các bên có liên quan cần có mặt khi tiến hành lấy mẫu.
Trường hợp đặc biệt, ví dụ: các quy định, các yêu cầu lấy mẫu và/hoặc phát sinh từ phép phân tích cụ thể cần thực hiện thì cần tuân thủ các yêu cầu này.
4.2. Nhân viên lấy mẫu
Việc lấy mẫu để kiểm tra vi sinh vật phải do người được đào tạo và có kinh nghiệm về kỹ thuật lấy mẫu phân tích vi sinh thực hiện.
4.3. Bao gói và dán nhãn mẫu
Các mẫu phải được bao gói để tránh lây nhiễm chéo và tránh rò rỉ hoặc thất thoát độ ẩm. Các mẫu phải được ghi nhãn rõ ràng.
Các chi tiết tối thiểu phải đi kèm mẫu thử là: bản chất của nền mẫu, nhận bi
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10782:2015 (ISO 13307:2013) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Giai đoạn sản xuất ban đầu - Kỹ thuật lấy mẫu
- Số hiệu: TCVN10782:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực