Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10441:2014

ISO 22651:2002

GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG – ĐỘ ỔN ĐỊNH KÍCH THƯỚC

Footwear – Test methods for insoles – Dimensional stability

Lời nói đầu

TCVN 10441:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 22651:2002. ISO 22651:2002 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2008 với bố cục và nội dung không thay đổi.

TCVN 10441:2014 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 216 Giầy dép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIẦY DÉP – PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐẾ TRONG – ĐỘ ỔN ĐỊNH KÍCH THƯỚC

Footwear – Test methods for insoles – Dimensional stability

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ổn định kích thước của đế trong sau khi ngâm trong nước, không tính đến vật liệu.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10071 (ISO 18454)1), Giầy dép – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử giầy dép và các chi tiết của giầy dép

TCVN 10440 (ISO 17709)2), Giầy dép – Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị và khoảng thời gian điều hòa mẫu và mẫu thử

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau

3.1. Độ trương nở (swelling)

Sự tăng lên về độ dầy của vật liệu đế trong sau khi để mẫu thử ngâm ngập trong nước trong 6 h, biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm.

3.2. Sự gia tăng về độ lớn (increase in size)

Sự gia tăng về chiều dài và chiều rộng của vật liệu đế trong sau khi ngâm mẫu thử trong nước trong 6 h, biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm.

3.3. Độ co (shrinkage)

Sự giảm về chiều dài và chiều rộng của vật liệu đế trong sau khi cho mẫu thử sấy trong tủ sấy ở 35 0C trong 24 h, biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm.

3.4. Độ ổn định kích thước (dimensional stability)

Sự thay đổi về khoảng cách giữa hai điểm đối chứng trên mẫu thử trước và sau các điều kiện thử quy định (ví dụ, nhiệt, độ ẩm) biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của khoảng cách ban đầu.

4. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ và vật liệu sau:

4.1. Đồng hồ đo vi lượng, đặt trên một đế chắc chắn và chịu một tải trọng tĩnh sao cho chân nén tác dụng một áp lực 50 kPa ± 5 kPa3). Đồng hồ đo có chân nén phẳng, tròn và có đường kính 10,0 mm.

Đồng hồ đo có thang chia độ là 0,01 mm.

4.2. Dụng cụ đo – calip du xích hoặc dụng cụ tương tự, có khả năng đo chính xác đến 0,1 mm.

4.3. Cốc thủy tinh hoặc dụng cụ chứa có đáy phẳng, có độ lớn đủ để có thể đặt mẫu thử dưới đáy.

4.4. Tủ sấy, để gia nhiệt mẫu thử và kiểm soát sao cho mẫu thử được giữ ở nhiệt tĩnh 35 0C ± 1 0C trong suốt khoảng thời gian sấy mẫu.

4.5. Nước cất

5. Lấy mẫu và điều hòa mẫu thử

Từ đế trong của giầy, đế trong được cắt, hoặc chi tiết được cung cấp, cắt hai mẫu thử hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước (60 mm ± 20 mm) x (60 mm ± 20 mm), một mẫu dùng để xác định độ trương nở và sự gia tăng về độ lớn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10441:2014 (ISO 22651:2002) về Giầy dép - Phương pháp thử đế trong - Độ ổn định kích thước

  • Số hiệu: TCVN10441:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản