Hệ thống pháp luật

TCVN 10299-1:2014

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN, VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH - PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Addressing the post war consequences of bomb and mine - Part 1: General provisions

 

Lời nói đầu

TCVN 10299-1:2014 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn Bộ Tư lệnh Công binh biên soạn, Bộ Quốc phòng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ Tiêu chuẩn TCVN 10299:2014, Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, gồm 10 phần:

- TCVN 10299-1:2014, Phần 1: Quy định chung;

- TCVN 10299-2:2014, Phần 2: Thẩm định và công nhận tổ chức thực hiện hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;

- TCVN 10299-3:2014, Phần 3: Giám sát và đánh giá tổ chức thực hiện hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;

- TCVN 10299-4:2014, Phần 4: Điều tra và khảo sát về ô nhiễm bom mìn, vật nổ;

- TCVN 10299-5:2014, Phần 5: Công tác an toàn trong hoạt động rà phá bom mìn, vật nổ;

- TCVN 10299-6:2014, Phần 6: Công tác rà phá bom mìn, vật nổ;

- TCVN 10299-7:2014, Phần 7: Xử lý bom mìn, vật nổ;

- TCVN 10299-8:2014, Phần 8: Bảo đảm y tế;

- TCVN 10299-9:2014, Phần 9: Điều tra sự cố bom mìn, vật nổ;

- TCVN 10299-10:2014, Phần 10: Thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin.

 

Lời giới thiệu

Trong các cuộc chiến tranh, Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi số lượng bom mìn, vật nổ do các bên sử dụng. Kể từ năm 1975 đến nay, các lực lượng chuyên môn đã liên tục thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh và thu được nhiều kết quả thiết thực, nhưng tình trạng ô nhiễm bom mìn, vật nổ vẫn còn rất nặng nề, tai nạn do bom mìn, vật nổ vẫn liên tục xảy ra.

Bom mìn, vật nổ chưa nổ hiện còn nằm rải rác trên hầu hết các tỉnh trong cả nước, ở mọi địa hình khác nhau: Rừng núi, trung du, đồng bằng, nông thôn và thành thị, trên cạn và dưới nước; trong rừng rậm, dưới đáy ao hồ, sông suối, ven biển. Các loại bom mìn, vật nổ chưa nổ nằm sâu trong lòng đất tồn tại hàng chục năm luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng, có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, đời sống, trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra bom mìn, vật nổ còn chứa các loại chất hóa học độc hại đang gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng.

Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đồng thời phải thực hiện liên tục, lâu dài nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhân dân và các công trình kinh tế, dân sinh của đất nước. Việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ là công việc đặc biệt nguy hiểm, liên quan trực tiếp đến an toàn tính mạng con người, tài sản, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Do vậy, thực hiện công tác này phải do các lực lượng chuyên trách, được đào tạo cơ bản về chuyên môn kỹ thuật, có đầy đủ trang thiết bị và được tổ chức một cách khoa học chặt chẽ.

Trong những năm qua, công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam đã được nhiều tổ chức của Việt Nam và quốc tế thực hiện. Ở mỗi giai đoạn và từng thời điểm cần thiết, Chính phủ Việt Nam và Bộ Quốc phòng đã ban hành các quy định, quy trình kỹ thuật, định mức, cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác này.

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, đảm bảo tính thống nhất cao trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ tại Việt Nam và hội nhập với quốc tế, cần thiết phải xây dựng và ban hành “Bộ tiêu chuẩn quốc gia về khắc phục hậu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10299-1:2014 về Khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh - Phần 1: Quy định chung

  • Số hiệu: TCVN10299-1:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản