Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10209:2013

ISO 1204:1990

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PIT TÔNG - CÁCH XÁC ĐỊNH CHIỀU QUAY, VỊ TRÍ XY LANH VÀ CÁC VAN TRÊN NẮP XY LANH, ĐỊNH NGHĨA ĐỘNG CƠ THẲNG HÀNG BÊN PHẢI VÀ BÊN TRÁI VÀ CÁC VỊ TRÍ TRÊN ĐỘNG CƠ

Reciprocating internal combustion engines - Designation of the direction of rotation and of cylinders and valves in cylinder heads, and definition of right-hand and left-hand in-line engines and locations on an engine

Lời nói đầu

TCVN 10209:2013 hoàn toàn tương đương ISO 1204:1990.

TCVN 10209:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 Động cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PIT TÔNG - CÁCH XÁC ĐỊNH CHIỀU QUAY, VỊ TRÍ XY LANH VÀ CÁC VAN TRÊN NẮP XY LANH, ĐỊNH NGHĨA ĐỘNG CƠ THẲNG HÀNG BÊN PHẢI VÀ BÊN TRÁI VÀ CÁC VỊ TRÍ TRÊN ĐỘNG CƠ

Reciprocating internal combustion engines - Designation of the direction of rotation and of cylinders and valves in cylinder heads, and definition of right-hand and left-hand in-line engines and locations on an engine

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định chiều quay và các xy lanh của động cơ đốt trong kiểu pit tông và phương pháp xác định van trên nắp xy lanh khi nắp xy lanh được lắp trên động cơ hoặc tháo rời.

Tiêu chuẩn định nghĩa các động cơ đốt trong kiểu pit tông thẳng hàng bên phải và bên trái và các vị trí trên động cơ đốt trong kiểu pit tông từ đó vị trí của các thiết bị lắp trên động cơ có thể được mô tả.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các động cơ đốt trong kiểu pit tông sử dụng trên đường bộ, đường sắt và đường thủy, ngoại trừ các động cơ dùng làm động cơ đẩy cho máy kéo nông nghiệp, phương tiện đường bộ và máy bay. Tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng cho các động cơ dùng cho máy xây dựng và máy làm đất và cho các ứng dụng khác không phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau: (xem Hình 1).

CHÚ THÍCH 1: Vị trí của người quan sát, xem Điều 4.

2.1. Đầu dẫn động (driving end)

Phần gần nhất của động cơ so với người quan sát.

2.2. Đầu tự do (free end)

Phần xa nhất của động cơ so với người quan sát.

2.3. Phía bên trái (left side)

Phần bên trái của động cơ theo góc nhìn của người quan sát.

2.4. Phía bên phải (right side)

Phần bên phải của động cơ tính theo góc nhìn của người quan sát.

2.5. Phần đnh (top)

Phần trên cùng của động cơ tính theo góc nhìn của người quan sát.

2.6. Phần đáy (bottom)

Phần dưới cùng của động cơ tính theo góc nhìn của người quan sát.

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp động cơ có trục khuỷu được bố trí theo phương thẳng đứng, không thể xác định được phần bên trái, phải, đỉnh và đáy của động cơ. Chỉ sử dụng định nghĩa "đầu dẫn động" và các vị trí khác phải được nhà sản xuất mô tả để dễ dàng nhận biết các bộ phận của động cơ.

Hình 1 - Các vị trí trên động cơ

2.7. Phía vận hành (operating side)

Phần của động cơ tại đó động cơ được khởi động và điều khiển trong quá trình vận hành và dừng động cơ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10209:2013 (ISO 1204:1990) về Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Cách xác định chiều quay, vị trí xy lanh và các van trên nắp xy lanh, định nghĩa động cơ thẳng hàng bên phải và bên trái và các vị trí trên động cơ

  • Số hiệu: TCVN10209:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản