GIAO DIỆN QUANG CHO CÁC THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN SDH
OPTICAL INTERFACES FOR EQUIPMENT AND SYSTEMS RELATING TO THE SYNCHRONOUS DIGITAL HIERARCHY
TECHNICAL REQUIREMENTS
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Định nghĩa thuật ngữ và chữ viết tắt
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật
PHỤ LỤC A (Qui định): Phương pháp đo mặt nạ hình mắt của tín hiệu quang phía phát
PHỤ LỤC B1 (Tham khảo): Mối quan hệ giữa các tham số quang
PHỤ LỤC B2 (Tham khảo): Phương pháp bù tán sắc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu chuẩn giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống truyền dẫn SDH được biên soạn dựa trên các khuyến nghị G.957, G.958, G.691 của ITU-T, có tham khảo thuyết minh kỹ thuật của các hãng như Fujitsu, NEC, Siemens, Ericsson...
TCN 68 - 173: 1998 do Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế đề nghị và Tổng cục Bưu điện ban hành theo Quyết định số 759/1998/QĐ-TCBĐ ngày 9 tháng 12 năm 1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
GIAO DIỆN QUANG CHO CÁC THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN SDH
YÊU CẦU KỸ THUẬT
OPTICAL INTERFACES FOR EQUIPMENT AND SYSTEMS RELATING TO THE SYNCHRONOUS DIGITAL HIERARCHY
TECHNICAL REQUIREMENTS
(Ban hành theo Quyết định số 759/1998/QĐ-TCBĐ ngày 09 tháng 12 năm 1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)
Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết đối với giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống thông tin cáp sợi quang SDH sử dụng trên mạng viễn thông Việt Nam. Đây là cơ sở đánh giá hợp chuẩn các thiết bị SDH và có thể sử dụng để lựa chọn hệ thống thông tin quang SDH trên mạng viễn thông quốc gia khi lắp đặt, nghiệm thu cũng như bảo dưỡng.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các loại hệ thống đơn kênh quang và trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang.
Đối với các hệ thống có khuếch đại quang, tiêu chuẩn chỉ áp dụng cho các hệ thống sử dụng thiết bị khuếch đại công suất và/hoặc thiết bị tiền khuếch đại.
2. Định nghĩa thuật ngữ và chữ viết tắt
2.1 Định nghĩa thuật ngữ
2.1.1 Cấu hình chuẩn của giao diện quang
- Đối với hệ thống không sử dụng khuếch đại quang
Hình 1: Cấu hình chuẩn của giao diện quang đối với hệ thống không sử dụng khuếch đại quang
Các chỉ tiêu giao diện quang tại phía phát được xác định ở điểm S (là điểm chuẩn nằm trên sợi quang, ngay sau bộ nối quang phía phát), ở phía thu được xác định tại điểm R (là điểm chuẩn nằm trên sợi quang, ngay trước bộ nối quang phía thu) và phần đường truyền nằm giữa điểm S và điểm R.
- Đối với hệ thống có sử dụng khuếch đại quang
Hình 2: Cấu hình chuẩn của giao diện quang đối với hệ thống có sử dụng khuếch đại quang
Các chỉ tiêu giao diện quang tại phía phát được xác định ở điểm MPI-S, ở phía thu được xác định tại điểm MPI-R và phần đường truyền nằm giữa điểm MPI-S và điểm MPI-R.
2.1.2 Độ rộng phổ - A. Spectral width
- Độ rộng RMS: đối với LED và MLM, độ rộng phổ được tính bằng giá trị hiệu dụng cực đại (hay còn gọi là giá trị RMS) trong điều kiện làm việc chuẩn. Để đo độ rộng RMS phải tính đến tất cả các mode không nhỏ hơn 20 dB so với mode đỉnh.
- Độ rộng phổ -20 dB: đối với SLM, độ rộng phổ được tính bằng bề rộng cực đại của phổ bức xạ tại bước sóng trung tâm đo tại điểm có mức thấp hơn 20 dB so với biên độ cực đại của bước sóng trung tâm trong điều kiện làm việc chuẩn.
2.1.3 Tỷ số nén mode bên - A. Side mode suppression ratio
Tỷ số nén mode bên là tỷ số giữa công suất của đỉnh lớn nhất và đỉnh lớn thứ hai trong phổ nguồn phát.
2.1.4 Công suất phát trung bình - A. Mean lauched power
Công suất phát trung bình tại điểm S (hoặc điểm MPI-S) là công suất trung bình của chuỗi giả ngẫu nhiên do thiết bị phát đưa vào sợi. Giá trị này được dùng để tính toán độ nhạy thu và điểm quá tải của bộ thu tại điểm R (hoặc điểm MPI-R) (xem phụ lục B1).
2.1.5 Hệ số phân biệt - A. Extinction ratio
Hệ số phân biệt (EX) được tính theo công thức:
EX = 10 lg (A/B)
Trong đó: - A là công suất quang trung bình đối với mức logic “1”;
<Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành TCN68-173:1998 về giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống truyền dẫn SDH - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành
- Số hiệu: TCN68-173:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 09/12/1998
- Nơi ban hành: Tổng cục Bưu điện
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực