Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM CÁC CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA ĐÁ
Có hiệu lực từ 21-12-1984
(Ban hành theo quyết định số 2916/KHKT ngày 21-12-84)
1.1. Đá là một loại vật liệu quan trọng và được dùng phổ biến trong các công trình kiến trúc, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, giao thông vận tải, quốc phòng và trong nhiều ngành kinh tế dưới nhiều hìng thức khác nhau. Các loại đá dùng trong xây dựng có những đặc điểm cấu tạo cũng như các tính chất cơ lý hoà khác nhau vì có nguồn gốc khác nhau. (Tham khảo các tình chất của một số loại đá chủ yếu ở mục 1).vị vậy, khi xây dựng công trình, tuỳ theo điều kiện vật liệu tại chỗ hoặc ở gần và khả năng khai thác cho phép, cần phải dựa vào các bẳng phân loại đá để tuyển chọn loại đá dưa vào sử dụng cho thích hợp trước khi tiến hành thí nghiệm xác định một số chỉ tiêu cơ lý chủ yếu có liên quan riêng đối với xây dựng đường giao thông, có thể tham khảo bảng phân loại đá xây dựng đường ở phụ lục II.
Tuỳ theo yêu cầu, vât liệu đá thường được đưa vào sử dụng trong công trình theo 3 dạng: Đá nguyên khai đá dăm và đá sỏi.
Đá nguyên khai: (Đá hộc) là loại đá có kích thước cỡ lớn, sẵn có trong thiên nhiên hay khai thác thông thường bằng phá nổ ở các mỏ đá nhưng chưa qua khâu gia công nghiền sàng.
Đá dăm: là loại đá đã được nghiền sàng (hay đập nhỏ) từ các loại đá nguyên khai, có kích cỡ thay đổi khác nhau từ 1x2cm đến 6x8 cm
Đá sỏi; Được tạo thành từ quá trình phong hoá tự nhiên các loại gốc đá, rồi bị nước cuốn đi, bị mài mòn thành các dạng hạt nhẵn có hình thù , kích thước màu sắc khác nhau.
Đá dăm hay đá sỏi cùng một kích cỡ hay nhiều kích cỡ phối hợp thường được dùng làm phần cốt liệu rắn trong vật liệu bê tông hay vật liệu áo đường, móng công trình.
1.2. Quy trình này quy định những phương pháp thí nghiệm cơ lý thông thường để xác định:
1. Khối lượng riêng của đá gR
2. Khối lượng thể tích của đá theo phương pháp đo trực tiếp, phương pháp lực đẩy nồi thuỷ tĩnh và phương pháp bọc tĩnh, gV
3. độ rỗng của đá, n
4. Độ hấp thụ nước (độ chứa ẩm) theo phương pháp bão hoà tự dovà bão hoà cưỡng bức, W.
5. Thành phần hạt của đá dăm, đá sỏi,A0.
6. Hàm lượng hạt thỏi dẹt của đá dăm, P0.
7. Hàm lượng bùn đất, hàm lượng hữu cơ lẫn trong đá dăm, đá sỏi, PB
8. Khả năng dính kết của bột đá theo phương pháp nén và phương pháp tan rã.
9. Cường độ chịu nén tức thời của đá nguyên khai, BK.
10. Cường độ chịu nén bão hoà nước và hệ số hoá mềm của đá.
11. Cường độ chịu cắt của đá, .BC
12. Độ chắc (độ kiên cố) theo phương pháp giã vụn và theo tính toán, F.
13. Độ mài mòn của đá theo phương pháp Đờvan trước khi đưa vào sử dụng, D.
1.3. Mẫu đá lấy ở hiện trường về phòng thí nghiệm phải tiêu biểu cho toàn bộ mỏ đá hay khu vực đang khai thác. Nếu ở cùng một nơi sản xuất mà đá có thớ và màu sắc khác nhau thì phải chọn láy đủ màu đá có thớ và màu sắc như vậy để thí nghiêm.
Khi lấy mẫu, phải ghi rõ lý lịch mẫu: nguồn gốc mẫu, địa đIểm sản xuất, phương pháp khai thác, mục đích sử dụng và ghi rõ số thứ tự lấy mẫu, yêu cầu thí nghiệm trước khi đóng gói. Mỗi mẫu gửi về phòng thí nghiệm phải đảm bảo đủ số lượng tối thiểu như sau:
- Sáu cục đá cỡ 20x15x10cm nếu là đá nguyên khai.
- 60 viên đá cỡ 4x6cm nếu là đá dùng để rải đường.
- 15kg đá dăm hay đá sỏi có đủ các loại kích cỡ hạt nếu là đá dùng để trộn bê tông hay rải đường.
1.4. Khi tiếp nhận đá ở hiện trường gửi về thí nghiệm, phải vào số mẫu đá, đánh số thứ tự của phòng thí nghiệm ghi rõ tên cơ quan gửi mẫu, số công văn hoặc giấy giới thiệu kèm theo, ngày tháng giao mẫu, những yêu cầu cần thí nghiệm, và ngày hẹn trả kết quả thí nghiệm.
2.1. Xác định khối lượng riêng của đá.2.1.1. Khối lượng riêng của đá là khối lượng của một đơn vị thể tích phần cốt cứng của đá, là một trong những chỉ tiêu dùng để phân loại mẫu đá và xét đoán các tính chất cơ lý khác của đá. Trị số khối lượng riêng còn được dùng để tính trực tiếp độ rỗng của đá sau khi dã xác định được khối lượng thể tích.2.1.2. Dụng cụ , vật liệu và thiết bị thí nghiệm gồm có;
- Cối và chày mã não hay cối giã tỷ trọng,
- Rây 0,2mm,
- Bình tỷ trọng với dung tích 100cm3,
- Cân kỹ thuật có độ nhậy đến 0,01g,|
- Cốc mỏ bằng thuỷ tinh dung tích 200¸500 cm3,
- Bát sứ đường kính 15 ¸25 cm,
- Bình hút ẩm,
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.