Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22 TCN 319 - 03

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ- TẦM NHÌN PHÍA TRƯỚC CỦA NGƯỜI LÁI TRÊN Ô TÔ CON- YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

 

HÀ NỘI 2003

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn 22 TCN 319 - 03 được biên soạn trên cơ sở Quy định 77/649/EEC kèm theo các bổ sung, sửa đổi 81/643/EEC, 88/366/EEC và 90/630/EEC.

Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải

 

 

2

 
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử tầm nhìn 180o phía trước của người lái trên ô tô con(1) được định nghĩa trong TCVN 6211:2003 (sau đây gọi tắt là xe) khi kính chắn gió và các bề mặt kính khác ở trong điều kiện sạch và khô.

Tiêu chuẩn này được áp dụng trong kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật các kiểu loại xe cơ giới (kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe).

Chú thích: (1) Ô tô con cũng là loại xe M1 được định nghĩa trong TCVN 6723:2000.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6211:2003 (ISO 3833:1977) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 6723:2000 Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô khách cỡ nhỏ - Yêu cầu về cấu tạo trong công nhận kiểu

22 TCN 322 - 03 Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Hệ thống gạt nước và rửa kính chắn gió của ô tô con - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ để áp dụng trong phạm vi Tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

3.1. Kiểu loại xe (Vehicle type): các xe cùng kiểu loại trong Tiêu chuẩn này gồm các xe có cùng các đặc điểm cơ bản sau:

- hình dáng của các bộ phận bên trong, bên ngoài xe và cách bố trí chúng trong vùng (quy định tại mục 1) có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái;

- hình dáng và kích thước của kính chắn gió và khung lắp kính chắn gió.

3.2. Hệ toạ độ ba chiều (Three-dimensional reference grid): hệ toạ độ gồm mặt phẳng nằm ngang X-Y, mặt phẳng dọc thẳng đứng X-Z và mặt phẳng ngang thẳng đứng Y-Z (xem hình 2.6 của phụ lục 2). Hệ toạ độ này được sử dụng để xác định các quan hệ kích thước giữa vị trí của các điểm trên bản vẽ thiết kế và vị trí của chúng trên xe thực. Phương pháp xác định vị trí của xe trong hệ toạ độ ba chiều được quy định trong phụ lục 2. Tất cả các toạ độ tính từ điểm 0 cơ sở phải được xác định khi xe ở trạng thái sẵn sàng hoạt động cộng thêm một người cùng đi ngồi ở hàng ghế đầu có khối lượng bằng 75 kg ± 1%.

Xe có hệ thống treo điều chỉnh được khoảng sáng gầm xe phải được thử trong điều kiện sử dụng thông thường theo quy định của nhà sản xuất xe.

3.3. Dấu chuẩn cơ sở (Primary reference marks): các lỗ, các bề mặt, các dấu và các ký hiệu nhận dạng trên thân xe. Loại dấu chuẩn được sử dụng và vị trí của từng dấu theo các toạ độ

X, Y, Z của hệ toạ độ ba chiều và theo mặt đỗ xe do nhà sản xuất xe quy định. Các dấu này có thể là các điểm để kiểm tra điều chỉnh được sử dụng khi lắp ráp thân xe.

3.4. Góc đệm tựa lưng của ghế (Seat-back angle): góc nghiêng của đệm tựa lưng của ghế so với phương thẳng đứng (sau đây gọi tắt là góc đệm tựa).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 319:2003 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ- tầm nhìn phía trước của người lái trên ô tô con- yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 22TCN319:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 10/10/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản