Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 210-92

ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

(Ban hành theo Quyết định số 2636 QĐ/KHKT ngày 25/11/1992 của Bộ GTVT)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.1. Mạng lưới đường giao thông nông thôn là bộ phận giao thông địa phương nối tiếp với hệ thống đường quốc gia nhằm phục vụ sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp và phục vụ giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội của các làng xã, thôn xóm. Mạng lưới này nhằm bảo đảm cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại.

Điều 1.2. Quy hoạch mạng lưới đường nông thôn phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Phục vụ trước mắt đồng thời có xét tới việc phát triển lâu dài (đặc biệt đối với công trình cầu cống…) thích hợp với điều kiện của địa phương.

- Phải kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi (tận dụng hệ thống đường mương).

- Kết hợp chặt chẽ với quy hoạch khoanh vùng sản xuất nông nghiệp và quy hoạch dân cư phù hợp với tập quán và đặc thù kinh tế địa phương.

Điều 1.3. Đường nối từ huyện tới xã và liên xã là những đường có xe cơ giới qua lại thường xuyên hoặc có tầm quan trọng huyện xã đòi hỏi có yêu cầu chất lượng cao nên khi thiết kế phải theo tiêu chuẩn kỹ thuật ứng với đường cấp VI trong tiêu chuẩn TCVN-4054-85-Thiết kế đường ô tô (Phụ lục 1) do Nhà nước quản lý (Bộ GTVT và Sở Giao thông). Khuyến khích các địa phương khi có điều kiện đầu tư thì nên làm đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao.

Những đường còn lại bao gồm đường từ xã xuống thôn, liên thôn và từ thôn ra cánh đồng (khu vực sản xuất) thì được chia làm 2 loại đường A và B.

Điều 1.4. Đường loại A là đường chủ yếu phục vụ cho các phương tiện giao thông cơ giới loại trung, tải trọng trục tiêu chuẩn để thiết kế công trình trên đường là 6T/trục. Đường loại B là đường phục vụ cho các phương tiện giao thông thô sơ (xe súc vật kéo hoặc xe cơ giới nhẹ) có tải trọng trục tiêu chuẩn để thiết kế là 2.5 T/trục và tải trọng kiểm toán là 1T/trục bánh sắt.

Điều 1.5. Xây dựng đường giao thông nông thôn chủ yếu dựa vào nhu cầu giao thông của từng giai đoạn (hiện đại, tương lai phát triển…) mà xem xét, lựa chọn loại đường đã được đề cập ở Điều 1.3 Điều 1.4 sao cho phù hợp với khả năng đầu tư và nhu cầu khai thác của địa phương.

Xây dựng đường nông thôn và nhất là xây dựng công trình cầu cống... nên cố gắng đầu tư xây dựng vĩnh cửu như quy định ở Điều 1.3.

Điều 1.6. Khi xây dựng công trình giao thông nông thôn có liên quan đến các công trình có sẵn (công trình ngầm dưới đất, đường dây điện cao thế, đường dây thông tin, đê điều...) thì phải được phép của các cơ quan chủ quản các công trình nói trên để đảm bảo an toàn cho giao thông và các công trình đã xây dựng.

Trường hợp đường nông thôn giao với đường quốc gia thì phải được phép của cơ quan trực tiếp quản lý tuyến đường đó; với đường sắt phải được phép của đường sắt Việt Nam. Trường hợp đường đi trên đê phải tuân theo các quy định của thủy lợi.

Điều 1.7. Hồ sơ luận chứng kinh tế kỹ thuật và hồ sơ thiết kế, kỹ thuật phải được cấp có thẩm quyền duyệt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.

Khi đường liên xã chưa có yêu cầu phát triển về giao thông cũng có thể sử dụng theo tiêu chuẩn này nhưng phải được Sở Giao thông duyệt y.

Chương 2

CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA ĐƯỜNG

Điều 2.1. Các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của đường nông thôn sau đây được xác định trên cơ sở bảo đảm các phương tiện giao t

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 210:1992 về đường giao thông nông thôn - Tiêu chuẩn thiết kế do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 22TCN210:1992
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 25/11/1992
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản