Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC LỖ LỌC CỦA VẢI
(PHƯƠNG PHÁP ƯỚT)
MỤC LỤC
1. Nguyên tắc
2. Thiết bị hóa chất
3. Chuẩn bị mẫu.
4. Trình tự thử.
5. Tính toán kết quả
6. Báo cáo
VẢI ĐỊA KỸ THUẬT
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC LỖ LỌC CỦA VẢI
(PHƯƠNG PHÁP ƯỚT)
Geotextile
Test method for determination of pore size distribution
(wet sieving method)
Tiêu chuẩn này xác định kích thước lỗ rỗng của vải theo khả năng lọc của nó (Phương pháp ướt).
Kích thước lỗ lọc của vải tương ứng với đường kính hạt lớn nhất có thể đi qua vải dưới tác dụng của dòng chảy.
Kích thước lỗ lọc của vải, theo quy ước, biểu thị bằng d95 của hạt đi qua.
2.1. Thiết bị:
2.1.1. Máy thử: Gồm nhiều giá đỡ cho phép luân phiên nhúng mẫu vào nước và nhấc mẫu lên. Mỗi giá đỡ gồm có thành đứng cao không quá 15 cm và một đáy bằng lưới có ô từ 0,5 đến 2cm. Lưới này đỡ mẫu và tránh cho mẫu khỏi bị biến dạng dưới tải trọng của đất khi lọc.
Giá đỡ cho phép nhúng mẫu vào nước 7 ± 1s và phơi ráo nước trong 30 ± 5s. Mỗi lần nhúng và phơi tính là một chu kỳ. Mẫu thử được nhúng ngập nước 10 ± 1 cm. Thiết bị không được làm bắn nước ra xung quanh khi dịch chuyển giá đỡ. Việc nhúng mẫu thực hiện tại 1 bể chung, tại đó các lạt đã lọc qua của từng mẫu thử hòa trộn với nhau.
2.1.2. Bộ sàng để phân tích thành phần hạt của đất, đường kính 16 tới 40mm.
2.1.3. Thiết bị phân tích thành phần hạt của đất theo phương pháp lắng đọng: khi hạt rất nhỏ không dùng được thiết bị 2.1.2.
2.2. Vật liệu thử:
d10 của đất nhỏ hơn ít nhất 4 lần lỗ lọc (Of) dự kiến của vải.
Mỗi mẫu thử cần rải lượng đất tỉ lệ thuận với diện tích mẫu thử tương ứng (0,7 ± 0,3 g/cm2). Khối lượng này phải giống nhau đối với tất cả các mẫu thử và bằng khoảng 10g để tiện cho việc phân tích thành phần hạt.
Ghi chú: Có thể lấy khối lượng đất nhỏ hơn nếu mẫu thử cho đi qua tối 25% đất khi lọc.
3.1. Chọn mẻ mẫu theo quy định của 14TCN 91-1996.
3.2. Lấy số lượng mẫu thử sao cho tổng diện tích thử (bằng diện tích một mẫu nhân với số mẫu thử) lớn hơn hoặc bằng 2.000 cm2.
3.3. Kích thước nhỏ nhất của mẫu thử là 10 cm. Cần dành đủ diện tích xung quanh mẫu để kẹp chắc mẫu thử vào thiết bị khi thử.
3.4. Điều hòa mẫu: Đặt mẻ mẫu 24h trong điều kiện tiêu chuẩn quy định tại 14TCN 91-1996. Quá trình này nhằm làm cho mẻ mẫu duỗi ra hoàn toàn.
Trình tự thử như sau:
a) Đặt mẫu lên đáy khuôn và xiết thành bên sao cho nước không lọt qua khe giữa vải và thành khuôn.
b) Đổ lên mẫu lượng đất bằng nhau theo quy định tại điểm 2.2.
c) Cho thiết bị hoạt động: Số chu kỳ thử đối với mẫu thử không dưới 2.000, thời gian thử khi đó chừng 24h.
Ghi chú: Đối với một số loại vải đặc biệt thấm ít, phải thử tới khi ở những chu kỳ cuối cùng không còn nước tr
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 22TCN 248:1998 về vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8220:2009 về vải địa kỹ thuật − phương pháp xác định độ dày danh định
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8221:2009 về vải địa kỹ thuật − Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8486:2010 về Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định kích thước lỗ lọc bằng phép thử sàng ướt
- 5Tiêu chuẩn ngành 14TCN91:1996 về Vải địa kỹ thuật - Quy định chung về lấy mẫu, thử mẫu và xử lý thống kê
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 94:1996 về Vải địa kỷ thuật phương pháp xác định kích thước lỗ lọc của vải (phương pháp ướt)
- Số hiệu: 14TCN94:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 14/02/1996
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra