Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 88:1993

THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ MỐI GÂY HẠI ĐẬP ĐẤT

Cơ quan biên soạn: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ MỐI VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI QUỐC GIA

Người biên soạn:               PGS. PTS Vũ Văn Tuyển

                                         KS. Hoàng Xuân Hồng

                                         KS. Hoàng Khắc Bá

Cơ quan đề nghị ban hành: VỤ KHOA HỌC KỸ THUẬT BỘ THỦY LỢI

Vụ trưởng: KS. Nguyễn Đình Trọng

Cơ quan xét duyệt, ban hành: BỘ THỦY LỢI

Thứ trưởng: PGS. PTS. Phan Sỹ Kỳ

Ban hành theo quyết định 177 QĐ/KHKT ngày 17 tháng 12 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Thủy lợi.

 

THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ MỐI GÂY HẠI ĐẬP ĐẤT

Tiêu chuẩn này quy định nội dung thành phần khối lượng công tác khảo sát và xử lý mối ở vùng nền, vùng phụ cận và thân các đập đất và các đập hỗn hợp có phần bằng đất (1) (bao gồm những đập đất xây mới, những đập đang vận hành có mối ăn hại và những đập cần cải tạo nâng cấp)

Tiêu chuẩn này áp dụng cho những đập từ cấp I đến cấp IV và những đập cấp V có chiều cao ≥ 6 m, (theo TCVN 5060 - 90).

1. QUI ĐỊNH CHUNG

1.1. Trước khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa đập đất phải tiến hành công tác khảo sát mối theo tiêu chuẩn này.

1.2. Nhiệm vụ của khảo sát mối là điều tra hiện trạng, phát hiện, dự báo các ẩn họa do mối gây hại đối với đập đất để từ đó thiết kế các biện pháp xử lý thích hợp.

1.3. Công tác khảo sát mối được tiến hành khi lập LCKTKT và thiết kế kỹ thuật (thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công (thiết kế 1 bước)

1.4. Ở giai đoạn LCKTKT, yêu cầu khảo sát là để phát hiện, đánh giá mối trong vùng xây đập, dự báo tác hại và đề ra biện pháp chung để xử lý.

1.5. Ở giai đoạn TKKT hoặc TKKT BVTC, yêu cầu khảo sát là để đánh giá cụ thể phạm vi, mức độ phá hoại của mối và thiết kế biện pháp xử lý cụ thể.

2. KHẢO SÁT MỐI Ở GIAI ĐOẠN LẬP LCKTKT

2.1. Phạm vi khảo sát

2.1.1. Đối với những đập đất xây dựng mới:

a) Đập đất cấp III - V: khảo sát mối tại các khu vực nền đập và mở rộng về phía thượng và hạ lưu 50 m tính từ đường viền chân đập… mở rộng về phía hai vai đập với độ cao tăng thêm 0,5 H tính từ độ cao mặt đập (H: chiều cao cột nước tính bằng m) nhưng không quá 50 m từ điểm tiếp giáp của mặt đập với vai đập.

b) Đập đất cấp I - II: khảo sát mối được mở rộng về phía thượng và hạ lưu không vượt quá 100m, mở rộng về hai vai với cao độ tăng thêm 0,5 H nhưng không xa quá điểm tiếp giáp giữa mặt đập với vai 100m.

2.1.2. Đối với những đập đất được sửa chữa, tôn cao:

Khảo sát mối trên toàn bộ mái và mặt đập. Chiều sâu khảo sát nằm trên đường bão hòa trong thân đập.

2.1.3. Đối với mỏ đất đắp đập: Khảo sát mối chỉ tiến hành trong phạm vi các mỏ đất dự định khai thác nhằm xác định sự hiện diện của mối và các loại đất ưa thích của từng loại mối, đề ra các biện pháp phòng mối sau khi đập đã được xây dựng. (Phụ lục 10).

2.2. Các nội dung khảo sát mối:

2.2.1. Khảo sát về sinh học sinh thái: Công tác khảo sát sinh học sinh thái nhằm xác định được những nội dung sau đây:

a) Xác định sự có mặt của các loài mối trong phạm vi nghiên cứu qua các dấu hiệu như: ụ mối, lỗ vũ hóa, nắp phòng đợi bay, đường mui, vết ăn trên các đống phân động vật hay gốc cây, theo dõi các đàn mối đi ăn. Trường hợp không có sẵn các dấu vết nói trên thì cần phải nhử mối theo các cách như sau: đóng các cọc nhử mối hoặc đào hố nhử mối.

Cọc nhử hoặc hố nhử mối được bố trí thành các tuyến song song cách nhau 3 - 5 m. Trên tuyến các cọc cách nhau 5 - 10 m. Cọc làm bằng các loại gỗ mà mối ưa thích. Nế

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 88:1993 về thành phần, khối lượng khảo sát và xử lý mối gây hại đập đất do Bộ Thủy lợi ban hành

  • Số hiệu: 14TCN88:1993
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 17/12/1993
  • Nơi ban hành: Bộ Thủy lợi
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/10/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản