Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 83:1991

QUY TRÌNH

XÁC ĐỊNH ĐỘ THẤM NƯỚC CỦA ĐÁ

BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

ÉP NƯỚC VÀO HỐ KHOAN

Quy trình thí nghiệm ép nước này nêu các điều kiện kỹ thuật, hướng dẫn trình tự tiến hành công việc về:

- Thí nghiệm ép nước trong hố khoan để nghiên cứu xác định độ thấm nước của nền đá (đá cứng, đá mềm yếu...) và thân công trình bằng bê tông, đá xây.

- Thí nghiệm ép nước trong hố khoan để xác định mức độ xói rửa chất nhét trong đá nền.

QUY ĐỊNH CHUNG

Trong xây dựng thuỷ công việc nghiên cứu tính thấm nước của nền và thân công trình là một trong các nhiệm vụ thương xuyên và có tính chất bắt buộc.

Khi khảo sát địa chất công trình cho xây dựng thuỷ công, cần phải tiến hành các thí nghiệm thấm khác nhau ở hiện trường khác nhau, trong đó phổ biến nhất là thí nghiệm ép nước. Việc thí nghiệm ép nước (TNEN) để nghiên cứu và xác định tính thấm nước của đá1 đối với công trình thuỷ lợi phải tiến hành theo quy trình này; bao gồm: phương pháp thí nghiệm, phạm vi ứng dụng, kết cấu hố khoan, trang thiết bị thí nghiệm, trình tự tiến hành thí nghiệm.

Chương 1

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ÉP NƯỚC VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1.1. Phạm vi áp dụng phương pháp

1.1.1. Phương pháp nghiên cứu này nhằm chỉ ra các vùng, đới có mức độ thấm nước khác nhau, các biến dạng thấm có thể xảy ra dưới tác dụng của dòng thấm ở nền và thân công trình, và từ đó chọn các biện pháp chống thấm thích hợp khi cần thiết hoặc ấn định các giải pháp sửa chữa khi công trình bị các hư hỏng nhất định.

1.1.2. Thí nghiệm ép nước được áp dụng cho môi trường cứng: đá, bê tông, đá xây, trong nhiều điều kiện địa chất khác nhau: môi trường bão hòa hoặc không bão hòa nước, với nhiều độ sâu khác nhau dưới mặt đất, nhằm nghiên cứu độ thấm nước của nền đá, thân công trình và các biến dạng thấm ở nền (xói rửa chất nhét yếu trong khe nứt, các dải đá yếu; sự ứ tắc...) khi nền, thân công trình chịu tác dụng cột nước đủ lớn.

1.2. Yêu cầu đối với hố khoan thí nghiệm

1.2.1. Các hố khoan dùng để tiến hành các TNEN bắt buộc phải khoan có rửa bằng nước sạch để mùn khoan không hoặc rất ít trám bít vách lỗ khoan.

1.2.1.1. Việc khoan có bơm nước rửa phải thực hiện bằng phương pháp rửa tuần hoàn [12]: nước rửa được đẩy mạnh tới đáy hố khoan và cuốn theo mùn khoan trở lên miệng hố khoan.

1.2.1.2. Trong quá trình khoan có rửa phải quan trắc các đặc điểm, lưu lượng nước trở lại trong hố khoan. Trong trường hợp nước rửa bị tiêu hao, cần đánh giá rõ: Tỷ lệ phần trăm nước bị mất so với lượng nước đã đùng (hoặc mất từng phần, hoặc mất toàn bộ...)

1.2.1.3. Khi khoan tới độ sâu cần tiến hành TNEN thì ngừng khoan, nâng bộ khoan khỏi hố khoan để tiến hành các công việc cần thiết cho thí nghiệm.

1.2.2. Rửa hố khoan: cần phải rửa hố khoan trước khi TNEN, vì do quá trình khoan có bơm nước rửa nhưng vẫn còn khá nhiều mùn khoan còn lại ở đáy hoặc bám trên vách hố khoan, nhất là khi khoan vào đá yếu, các đới đá phong hóa.

1.2.2.1. Để rửa hố khoan, phải dùng nước trong không chứa ph

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 83:1991 về quy trình xác định độ thấm nước của đá bằng phương pháp thí nghiệm ép nước vào hố khoan

  • Số hiệu: 14TCN83:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản