Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 111:1997

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC

Guideline for Environmental Impact Assessment

of Water Resources Development Projects

Chương I

CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CHÚNG

I.1. Các dự án phát triển tài nguyên nước

Các dự án PTTNN là các dự án thuỷ lợi - thuỷ điện - giao thông thuỷ được xây dựng nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên nước, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, chống nhiễm bẩn nguồn nước, điều hoà đất và nước, phòng chống lũ lụt, ngăn mặn và chống cạn kiệt nước, phòng chống hoang mạc hoá, quản lý tổng hợp lưu vực. Chúng mang lại lợi ích rất to lớn cho cộng đồng nói chung, song cũng để lại những hậu quả xấu cục bộ có khi gây tranh chấp. Nếu là hậu quả do thay đổi bất lợi về điều kiện tự nhiên thì có thể khắc phục bằng các biện pháp công trình và không công trình. Nếu là hậu quả bất lợi về mặt xã hội thì phải được xử lý điều hoà quyền lợi trên cơ sở luật nước, luật môi trường.

1. Các kỹ thuật phát triển tài nguyên nước

a. Hồ chứa (có điều tiết):

+ Theo mục đích có thể phân ra:

- Hồ cấp nước là chính, phát điện là kết hợp

- Hồ phát điện là chính, cấp nước là kết hợp

- Hồ chống lũ là chính, kết hợp phát điện và cấp nước

+ Theo khai thác nguồn nước có thể phân ra:

- Hồ trả nước cho sông cũ

- Hồ không trả lại nước cho sông cũ.

Dù hồ chứa được xây dựng với mục đích gì chúng đều có chung một đặc điểm là làm ngập một diện tích đất trong đó có dân cư, động thực vật quý hiếm, các công trình văn hoá, các loại khoáng sản... Đồng thời chúng gây ra xói lở và diễn biến nhiều khi bất lợi cho lòng sông, cửa sông ở hạ lưu.

b. Đập dâng: Đặc điểm về khai thác hệ thống đập dâng là sử dụng lượng nước cơ bản, làm thấp mực nước hạ lưu. Vì thế có thể thuỷ triều, mặn truyền lên sát chân đập (nếu gần cửa sông có triều mạnh và độ dốc sông bé).

c. Đê sông: Đê sông làm hẹp mặt cắt thoát lũ nên dâng cao mực nước sông. Từ đó làm thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi biện pháp cấp nước và tiêu thoát.

d. Đê biển : Nhiệm vụ của đê biển đa dạng và phong phú:

- Ngăn mặn, giữ nước ngọt, chắn sóng, lấn biển, chống biển lấn

- Bảo vệ sản xuất đồng muối, lúa, cói:

- Bảo vệ bờ, cảng, đường giao thông, khu dân cư, du lịch,...

e. Đào sông, lấp sông phục vụ giao thông và giữ nước ngọt: Phục vụ sản xuất nhưng cũng có thể gây nên những hậu quả xấu về môi trường.

g. Chỉnh trị sông, bờ biển, phòng chống lụt: Chủ yếu mỏ hàn, kè để bảo vệ bờ, tạo thế ổn định xuôi thuận cho lòng sông, cửa sông, bờ biển.

2. Các dự án phát triển tài nguyên nước

Nhằm khai thác sử dụng, quản lý, bảo vệ tài nguyên nước có hiệu quả lâu dài thì những dự án phát triển tài nguyên nước sau đây thường được sử dụng:

1. Dự án tưới, cấp nước công nghiệp và sinh hoạt

2. Dự án tiêu

3. Dự án hồ, đập

4. Dự án đê sông

5. Dự dán đê biển

6. Dự án chỉnh trị sông, chỉnh trị cửa sông, bờ biển

Một số trong những dự án này cũng có thể kết hợp với nhau lại thành một dự án lớn. Chẳng hạn dự án hồ, đập có thể bao gồm dự án tưới, chống lụt, năng lượng... Hay dự án đê biển có thể bao gồm dự án khai hoang lấn biển, tưới tiêu, chỉnh trị cửa sông, bờ biển.

I.2. Tác động môi trường của dự án tưới và dự án tiêu nước

a. Thành phần dự án: Dự án tưới tiêu gồm:

1. Thành phần vật lý gồm công trình đầu mối và hệ thống kênh tưới, tiêu, cấp nước.

2. Các thành phần và biện pháp hỗ trợ như tín dụng cho nông dân vay vốn (đầu tư vào thiết bị, phân, giống,...), các tổ chức nông dân và các bộ phận quản lý bảo dưỡng hệ thống, hoạt động khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật,...

b. Những tác động có lợi:

1. Tác động có lợi trực tiếp: Cấp nước, thoát nước cho sản xuất và dân sinh, nên có thể phát triển sản xuất nâng cao đời sống.

2. Tác động có lợi gián tiếp:

- Giảm xói mòn đất canh tác.

- Cải thiện nuôi trồng thuỷ sản (do cấp nước ổn định)

- Cải thiện khí hậu cho vùng có hồ chứa và kênh đi qua.

- Ổn định cơ cấu cây trồng mới, định canh định cư

c. Những tác động không lợi :

1. Hồ chứa: Làm ngập một số diện tích đất canh tác, đất rừng, nhà cửa, đường giao thông, các công trình văn hoá và kinh tế.

2. Chất lượng nước: Chủ yếu do nước hồi quy có chứa các thành phần vô cơ, một số chất độc từ phân bón và thuốc t
HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 111:1997 về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển tài nguyên nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 14TCN111:1997
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 31/05/1997
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 05/10/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản