GIỐNG ỚT-QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
Hot pepper and Sweet pepper Varieties-Procedure to conduct tests for Value of Cultivation and Use
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1698 QĐ/BNN-KHCN, ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1.1. Quy phạm này quy định nội dung và phương pháp chủ yếu khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (Testing for Value of Cultivation and Use-gọi tắt là khảo nghiệm VCU) của các giống ớt cay và ớt ngọt thuộc loài Capsicum annuum L. được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2. Quy phạm này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm và mọi tổ chức, cá nhân có giống ớt cay, ớt ngọt mới đăng ký khảo nghiệm VCU để công nhận giống.
2.1. Các bước khảo nghiệm
2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 2-3 vụ, trong đó có hai vụ cùng tên.
2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 1-2 vụ đối với các giống ớt có triển vọng đã được khảo nghiệm cơ bản ít nhất 1 vụ.
2.2. Bố trí khảo nghiệm
2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản
2.2.1.1. Bố trí thí nghiệm
Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, ít nhất 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 14m2 kể cả rãnh luống (10m x 1,4m). Khoảng cách giữa các lần nhắc là 20cm. Xung quanh khu thí nghiệm có ít nhất 1 luống bảo vệ trồng ớt.
2.2.1.2. Giống khảo nghiệm
Giống khảo nghiệm phải được gửi đúng thời gian theo yêu cầu của cơ quan khảo nghiệm.
Khối lượng hạt giống gửi khảo nghiệm lần đầu ít nhất là 30g/iống, lần sau 15g/giống.
Chất lượng hạt giống: Tối thiểu phải có tỷ lệ nẩy mầm không nhỏ hơn 70%, độ ẩm không lớn hơn 8,0%.
Giống khảo nghiệm được phân nhóm theo đặc tính sinh trưởng (Hữu hạn và vô hạn), theo sự thích nghi mùa vụ (Đông Xuân, Xuân Hè ...) và theo giá trị sử dụng (ớt cay, ớt ngọt). Giống có yêu cầu khảo nghiệm đặc thù được khảo nghiệm riêng.
2.2.1.3. Giống đối chứng
Là giống đã được công nhận hoặc giống địa phương tốt đang được trồng phổ biến trong vùng, có thời gian sinh trưởng cùng nhóm với giống khảo nghiệm, chất lượng hạt giống phải tương đương với giống khảo nghiệm như quy định ở mục 2.2.12.
2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất
Diện tích: Tối thiểu 1000m2/giống/điểm, không nhắc lại. Tổng diện tích khảo nghiệm sản xuất qua các vụ không vượt quá quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Giống đối chứng: Như quy định ở mục 2.2.1.3.
2.3. Quy trình kỹ thuật
2.3.1. Khảo nghiệm cơ bản
2.3.1.1. Thời vụ: Tuỳ theo vụ gieo trồng, áp dụng khung thời vụ tốt nhất tại địa phương nơi khảo nghiệm .
2.3.1.2. Kỹ thuật gieo ươm cây giống
Gieo hạt trên khay xốp hoặc khay nhựa, kích thước 40
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-64:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ớt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-96:2012/BNNPTNT về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống ớt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 10TCN 690:2006 về Giống ớt - Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 691:2006 về Giống ớt - Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng
- Số hiệu: 10TCN691:2006
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 12/06/2006
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực