QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC
PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ HẠI CÂY HỌ ĐẬU ĐỖ CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU
Bio-test of insecticides against Bean leaf folder (Omides indicata Fabricius) on Fabaceae family
1.1. Quy phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá trong điều kiện đồng ruộng hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá(Omides indicata Fabricius) hại cây họ đậu đỗ (bao gồm lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu trạch...) của các loại thuốc trừ sâu đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.
1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như điều 11 của quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.3. Điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những ruộng đậu đỗ ở khu vực thường bị sâu cuốn lá gây hại và phải được tiến hành vào những thời điểm mà sâu cuốn lá có xu hướng phát triển mạnh, khi cây đang ở giai đoạn chuẩn bị ra hoa.
Các điều kiện trồng trọt (đất đai, phân bón, giống, mật độ trồng, kỹ thuật trồng và thu hái) phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và đảm bảo yêu cầu của qui trình khảo nghiệm.
1.4. Các khảo nghiệm phải được tiến hành diện hẹp và diện rộng ở ít nhất 2 vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp. Nếu những kết quả thu được từ khảo nghiệm diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.
2.1. Sắp xếp và bố trí công thức khảo nghiệm
Các công thức khảo nghiệm được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.
- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được dùng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến và có hiệu quả ở địa phương để trừ sâu cuốn lá hại đậu đỗ.
- Nhóm 3: Công thức đối chứng là các ô khảo nghiệm không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào cho đến khi kết thúc khảo nghiệm và phải phun nước lã (nếu là thuốc có pha với nước để phun).
Khảo nghiệm được bố trí theo khối khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học.
2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại
2.2.1. Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô 25 - 50 m2.
Nên bố trí các ô khảo nghiệm có dạng hình vuông hoặc gần vuông, hoặc hình chữ nhật (nhưng chiều dài không được lớn gấp đôi chiều rộng). Số lần nhắc lại từ 3 - 4 lần.
2.2.2. Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích ô tối thiểu là 300m2.
Khu khảo nghiệm, cũng như giữa các ô phải có dải bảo vệ rộng 0,5 - 1,0 m xung quanh, để tránh thuốc bay tạt sang ô khác trong khi xử lý.
2.3. Tiến hành phun, rải thuốc
2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.
Lượng thuốc dùng được tính bằng kg hay lít chế phẩm hay gam hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha. Thuốc phải được xử lý đồng đều trên toàn ô khảo nghiệm.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 392:1999 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh đốm lá hại cây lạc, đậu đỗ của các thuốc trừ bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 222:1995 về quy phạm khảo nghiệm hiệu lực của thuốc phòng trừ bệnh gỉ sắt hại đậu đỗ trên đồng ruộng
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 519:2002 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực trừ sâu khoang hại cây đậu đỗ của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-142:2013/BNNPTNT về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc kích thích sinh trưởng đối với cây vải do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-144:2013/BNNPTNT về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc phòng trừ bệnh sương mai (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary) hại cà chua do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Quyết định 116/2003/QĐ-BNN ban hành tiêu chuẩn ngành về Bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 193/1998/QĐ/BNN-&PTNT về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV mới nhằm mục đích đăng ký tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 392:1999 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh đốm lá hại cây lạc, đậu đỗ của các thuốc trừ bệnh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 222:1995 về quy phạm khảo nghiệm hiệu lực của thuốc phòng trừ bệnh gỉ sắt hại đậu đỗ trên đồng ruộng
- 5Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 519:2002 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực trừ sâu khoang hại cây đậu đỗ của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-142:2013/BNNPTNT về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc kích thích sinh trưởng đối với cây vải do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-144:2013/BNNPTNT về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc phòng trừ bệnh sương mai (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary) hại cà chua do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 580:2003 về quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng - Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá hại cây họ đậu đỗ của các thuốc trừ sâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN580:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 23/10/2003
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định