Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 332:1998

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

PHÁT HIỆN TUYẾN TRÙNG THÂN

Ditylenchus dipsaci (Kuhn) Filipjev

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

Tiêu chuẩn này được áp dụng trong việc điều tra tuyến trùng thân trong công tác Kiểm dịch thực vật ở các vùng có cây ngũ cốc, đậu đỗ, cỏ 3 lá, cỏ linh lăng, yến mạch, hắc mạch, hành, tỏi, tulip, củ cải đường, thuỷ tiên cũng như đất gieo trồng, các phương tiện chế biến, bảo quản, vận chuyển những cây, bộ phận của cây đó nhằm phát hiện loại tuyến trùng thân (Ditylenchus dipsaci (Kuhn) Filipjev) có hay không hiện diện và nếu có thì ở những vị trí nào, phân bố đến ranh giới nào trong vùng có đối tượng điều tra.

2. Phương pháp điều tra:

2.1. Điều tra trong kho và phương tiện vận tải:

Trong các phương tiện lưu chứa, chế biến, vận chuyển, cây và các bộ phận của cây nêu tại mục 1 trên đây được quan sát lấy mẫu theo quy định tại TCVN 4731 - 89 (Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu). Trong quá trình điều tra phải chú ý các bộ phận cây nghi nhiễm tuyến trùng và rác rưởi, tàn dư thực vật trong các phương tiện đó (kể cả bao bì, đồ chèn lót).

2.2. Điều tra ở nơi gieo trồng:

Việc điều tra các cây nêu tại mục 1 trên đây ở các nơi gieo trồng được thực hiện theo những quy định sau đây:

2.2.1. Xác định diện điều tra:

Diện điều tra bao gồm các diện tích đất đai hoặc số lượng túi bầu, chậu vại, gieo trồng các cây nêu tại mục 1 trên đây bị nhiễm hoặc nghi bị nhiễm tuyến trùng thân. Mỗi đơn vị diện điều tra không lớn hơn 10 ha hoặc 5.000 túi bầu, 1.000 chậu vại, nếu lớn hơn thì chia ra làm nhiều đơn vị nhỏ để tiến hành điều tra.

2.2.2. Xác định điểm điều tra:

Mỗi điểm điều tra phải có diện tích ít nhất 1m2, và có ít nhất 1 cây, nằm trong diện điều tra. Nếu diện điều tra có diện tích từ £10 m2 thì toàn bộ diện tích đó là một điểm điều tra .Trường hợp cây trồng trong túi bầu hoặc chậu vại thì mỗi điểm điều tra gồm ít nhất là10 túi bầu hoặc 1 chậu vại và có ít nhất là 1 cây. Nếu có £ 100 túi bầu hay 10

chậu vại thì toàn bộ số túi bầu, chậu vại đó là một điểm điều tra.

Tuỳ theo diện điều tra lớn hay nhỏ mà số lượng điểm điều tra nhiều hay ít, tính theo phụ lục số 1 kèm theo tiêu chuẩn này.

Nếu có nhiều điểm điều tra thì các điểm đó phải được phân bố đều trên diện điều tra (theo đường chéo góc hoặc zích zắc hoặc hình bàn cờ). Một số điểm điều tra có thể được tập trung vào nơi có nhiều khả năng bị nhiễm loại tuyến trùng thân.

2.2.3. Tiến hành điều tra và thu thập mẫu vật:

2.2.3.1. Phải quan sát bao quát toàn bộ diện điều tra từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, chú ý những cây có biểu hiện khác thường. Tiếp đó phải quan sát toàn bộ điểm điều tra. Chú ý những cây có dấu hiệu nghi bị loại tuyến trùng này gây hại như: Còi cọc, thấp lùn, tàn lụi, dị hình, chết yểu, đẻ nhánh quá nhiều, thân bị sưng phồng, có đốt quá ngắn, cong queo, có nhánh, các chồi ngọn bị thui chột điểm sinh trưởng, những lá bị quăn, có u phồng mầu nhạt đặc trưng, những củ méo mó, teo tóp, khi cắt ngang có những vành mầu nâu, những mầm cây giống, cây con có mô phân sinh hoặc mô non dị dạng chưa nhú lên khỏi mặt đất.

2.2.3.2. Tại mỗi điểm điều tra, có từ 6 cây trở lên số lượng cây được quan sát, tìm tòi, thu thập mẫu vật nghi bị nhiễm tuyến trùng thân ở tất cả các bộ phận trên mặt đất phải chiếm ít nhất 40% tổng số cây trong điểm đó, trong số đó phải có ít nhất là 1 cây được đào, nhổ lên để quan sát, tìm tòi, thu nhập mẫu vật ở các bộ phận dưới mặt đất. Nếu tại 1 điểm điều tra có 5 cây trở xuống thì tất cả các c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 332:1998 về phương pháp điều tra - Phát hiện tuyến trùng thân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN332:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 14/04/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản