TIÊU CHUẨN NGÀNH
Quy phạm này áp dụng trong việc bảo quản các loại lương thực: Thóc, gạo, ngô và khoai sắn lát, ở các khâu: Dự trữ và lưu thông.
1.1. Trong quá trình bảo quản lương thực phải thực hiện phương châm : “Nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, khẩn trương cứu chữa”.
1.2. Lương thực có thể bảo quản ở các trạng thái: Khô, nhiệt độ thấp, thoáng, kín hoặc bằng hoá chất.
Với khí hậu nước ta, bảo quản ở điều kiện khô kết hợp với điều kiện kín và thoáng là phù hợp hơn cả.
1.3. Các yếu tố chủ yếu cần khống chế để bảo quản lương thực là: Độ ẩm của lương thực, tạp chất của lương thực và nhà kho.
1.4. Nhà kho phải đạt các yêu cầu kỹ thuật chung sau đây:
- Bảo đảm an toàn.
- Có thể chống ẩm, chống nhiệt, chống bão lũ.
- Chủ động khi cần kín hoặc thoáng.
- Chống được sự lây nhiễm, xâm nhập của sinh vật gây hại .
- Có đủ thiết bị, dụng cụ kỹ thuật, nội quy cần thiết cho việc xuất nhập lương thực, cho việc xử lý lương thực khi có tình huống mất an toàn xẩy ra.
- Phải sạch sẽ, trước khi nhập và sau khi xuất hàng phải được vệ sinh sát trùng.
1.5. Trong thời gian bảo quản cần áp dụng các chế độ kiểm tra khác nhau:
- Kiểm tra định kỳ khi lương thực ở trạng thái an toàn.
- Kiểm tra thường xuyên khi lương thực ở trạng thái không an toàn.
- Kiểm tra đột xuất khi gặp thiên tai.
1.6. Các chỉ tiêu cần kiểm tra:
- Nhiệt độ của khối lương thực
- Độ ẩm của lương thực
- Mật độ sâu mọt trong khối lương thực
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 153:1991 về quy phạm bảo quản lương thực
- Số hiệu: 10TCN153:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/1991
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định