Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

04TCN 125:2006

QUY PHẠM KỸ THUẬT NUÔI RẮN HỔ MANG

1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Mục tiêu, nội dung

Quy phạm này quy định các nguyên tắc và yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong gây nuôi sinh sản các loài rắn hổ mang Naja atra, Naja kaouthia, Naja siamensis (sau đây gọi chung là rắn), bao gồm các quy định về chuồng trại; kỹ thuật chọn giống; kỹ thuật ấp trứng; kỹ thuật chăm sóc con non; kỹ thuật chăn nuôi; thức ăn; kỹ thuật chọn đàn sinh sản hậu bị; công tác thú y; vệ sinh môi trường; vận chuyển áp dụng cho các trại nuôi sinh sản biệt lập các loài rắn hổ mang.

1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy phạm kỹ thuật này là cơ sở để quản lý, kiểm soát trại gây nuôi sinh sản các loài rắn hổ mang đã nêu trên phạm vi cả nước, xác định tiêu chuẩn trại nuôi, năng lực sản xuất của trại.

2. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

- Gây nuôi sinh sản biệt lập: Là quá trình tạo ra trứng hoặc con non từ kết quả của việc trao đổi giao tử hoặc giao phối giữa các cặp bố, mẹ được nuôi trong môi trường có kiểm soát mà không cần bổ sung nguồn giống từ tự nhiên, trừ những lần bổ sung nhằm tránh hiện tượng đồng huyết và cận huyết.

- Nuôi sinh sản: Là quá trình nhân giống động vật trong môi trường có kiểm soát.

- Nguồn giống sinh sản: Là các cá thể động vật ban đầu được sử dụng để sản xuất ra các thế hệ kế tiếp trong trại nuôi. Nguồn giống sinh sản phải có nguồn gốc hợp pháp. Việc khai thác nguồn giống sinh sản không được làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

- Thế hệ:

Thế hệ F1: Là các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ tự nhiên.

Thế hệ F2 hoặc kế tiếp: Là các cá thể được sinh ra bởi các cặp bố mẹ được sinh ra trong môi trường có kiểm soát.

- Trại vệ tinh: Là trại nhận nuôi cá sấu thương phẩm do trại gây nuôi sinh sản biệt lập cung cấp.

- Giao phối đồng huyết, cận huyết: Là quá trình cho các cá thể sinh sản có quan hệ họ hàng trong ba thế hệ liên tiếp giao phối với nhau.

- Thuần chủng: Là cá thể còn giữ nguyên các đặc điểm sinh học của tổ tiên loài đó, không bị lai tạp với loài khác.

3. KỸ THUẬT GÂY NUÔI

3.1. Tiêu chuẩn về chuồng trại

Trại nuôi rắn cần được bố trí tách biệt với nơi ở của người, trại phải đảm bảo chắc chắn không để rắn thoát ra ngoài gây nguy hiểm cho người, vật nuôi. Tuỳ thuộc vào diện tích mà chuồng nuôi rắn có thể được xây dựng theo các cách sau:

- Chuồng nuôi có nền đắp cao 30-40cm, xung quanh có tường bao quanh cao 1-1,5m, có rãnh thoát nước, giữa chuồng xếp ngang, dọc những thân cây ngô, rễ cây khô làm hang, ổ cho rắn trú ngụ. Phía trên phủ nhiều tấm rạ làm mát và che mưa, nắng. Kiểu chuồng này có thể bố trí nuôi với mật độ 10-15 cá thể/m2.

- Chuồng nuôi xây bằng gạch kiên cố, bố trí nơi cao ráo, có mái che cơ động, chia thành từng hầm nuôi, mỗi hầm nuôi có diện tích khoảng 0,5 m2. Hầm phải đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông do rắn là động vật biến nhiệt. Hầm nuôi thường có hình chữ nhật, có cửa phía trước hoặc phía trên được làm bằng lưới thép. Có thể nuôi một cá thể rắn sinh sản hay một cá thể rắn thương phẩm một chuồng.

3.2. Kỹ thuật chọn giống

Để chọn nguồn con giống sinh sản cần chọn những cá thể khoẻ mạnh, thân tròn lẳn, rắn chắc, đường kính vòng thân 1,8-2,0cm, trọng lượng đạt trên 1,5kg, độ dài thân không dưới 1,2 m; d

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 04TCN 125:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi rắn hổ mang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 04TCN125:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 31/12/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản