Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65-TT/LB | Hà Nội , ngày 29 tháng 7 năm 1993 |
Để quản lý chặt chẽ đối với các công ty nước ngoài đăng ký nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam. Ngày 30-3-1991 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 7-BYT/TT hướng dẫn việc đăng ký của các công ty nước ngoài xin phép xuất, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc với các công ty của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 276-CP ngày 28-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí, Thông tư số 48-TC/TCT ngày 28-9-1992 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành quyết định trên;
Liên Bộ Tài chính - Y tế quy định mức thu và chế độ sử dụng lệ phí đăng ký đối với các công ty nước ngoài xin phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam (gọi chung là lệ phí đăng ký công ty),
1. Đối tượng thu:
a) Các công ty nước ngoài xin đăng ký nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam đều phải nộp lệ phí đăng ký công ty.
b) Lệ phí đăng ký công ty được chia làm hai loại: phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp giấy phép.
Khi nộp hồ sơ đăng ký công ty, các công ty nước ngoài phải nộp phí thẩm định hồ sơ. Khi được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động thì các công ty phải nộp lệ phí cấp giấy phép.
c) Lệ phí đăng ký công ty thu bằng đô la Mỹ (USD).
Giấy phép có giá trị 2 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn nếu các công ty cần đăng ký hoạt động tiếp thì phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại thông tư này.
2. Mức thu:
Mức thu một lần thẩm định hồ sơ hoặc cấp giấy phép là:
a) Phí thẩm định hồ sơ: 200 USD/1 hồ sơ.
b) Lệ phí cấp giấy phép: 2000 USD/1 giấy phép.
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ CÔNG TY
Lệ phí công ty là khoản thu của ngân sách Nhà nước do Bộ Y tế thu đồng thời với việc nhận hồ sơ và cấp giấy phép.
Khi thu phí và lệ phí phải sử dụng biên lai do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành, nhận tại cục thuế thành phố Hà Nội và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng theo đúng chế độ quản lý biên lai ấn chỉ hiện hành của Bộ Tài chính.
Cơ quan trực tiếp thu lệ phí được tạm giữ lại 25% tổng số tiền thu được để chi cho thẩm định và các công việc liên quan trực tiếp đến công tác cấp giấy phép, bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ xét duyệt đăng ký công ty và thu phí, lệ phí có thành tích nhưng mức bồi dưỡng tối đa một năm không quá 3 tháng lương cơ bản. Cuối năm, số còn lại không chi hết phải nộp ngân sách Nhà nước. Việc sử dụng số ngoại tệ được để lại phải thực hiện đúng chế độ quản lý ngoại tệ hiện hành của Nhà nước.
Số tiền còn lại (sau khi trích theo tỷ lệ trên) đơn vị thu phải nộp vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ tập trung Nhà nước của kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương số 212.210.370.001 chương, loại, khoản, hạng tương ứng mục 35 "thu các khoản phí và lệ phí" của mục lục ngân sách Nhà nước. Thời hạn nộp theo quy định của cục thuế địa phương nhưng chậm nhất là ngày mồng 5 tháng sau phải nộp hết số phải nộp của tháng trước.
Hàng năm Bộ Y tế phải lập kế hoạch thu, quyết toán tình hình thu phí, lệ phí và việc sử dụng số tiền để lại với Bộ Tài chính.
Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc cơ quan cấp giấy phép công ty nước ngoài hoạt động nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc nộp kịp thời số tiền phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc yêu cầu phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết.
Lê Văn Truyền (Đã ký) | Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |
- 1Quyết định 44/2005/QĐ-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 31/2006/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 44/2005/QĐ-BTC về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện thuộc lĩnh vực y tế, phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề y, dược, lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu và cấp chứng chỉ hành nghề y, dược do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 31/2006/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2005 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 48-TC/TCT năm 1992 hướng dẫn thi hành Quyết định 276-CT 1992 về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí do Bộ tài chính ban hành
- 2Thông tư 07-BYT/TT năm 1991 hướng dẫn việc đăng ký của các Công ty nước ngoài được phép xuất nhập khẩu thuốc - nguyên liệu làm thuốc với các Tổ chức công ty của Việt Nam do Bộ Y tế ban hành
Thông tư liên tịch 65-TT/LB năm 1993 quy định việc thu lệ phí đối với công ty nước ngoài xin phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam do Bộ Tài chính-Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 65-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 29/07/1993
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Y tế
- Người ký: Lê Văn Truyền, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Trọng Nhân, Phan Văn Dĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra