BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2004/TTLT-BQP-BTC | Hà Nội , ngày 04 tháng 3 năm 2004 |
Thi hành Quyết định số 215/2003/QĐ-TTg ngày 24/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám chữa bệnh hoặc đấu tranh với những đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS; sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 3059/BNV-TL ngày 30 tháng 12 năm 2003; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 4662/LĐTBXH-PCTNXH ngày 26 tháng 12 năm 2003, Liên tịch Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ MỨC PHỤ CẤP:
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng:
Giám thị, Phó giám thị, trợ lý giam giữ, quản giáo, cán bộ y tế trực tiếp khám chữa bệnh cho phạm nhân, cảnh vệ công tác tại các trại giam, trại tạm giam quân sự thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với những đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS.
2. Mức phụ cấp:
- Mức 1: 120.000 đồng người/tháng: áp dụng đối với đối tượng nêu tại điểm 1, mục I Thông tư này đang công tác tại các trại giam, trại tạm giam có tỷ lệ phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS từ 10% trở lên.
- Mức 2: 100.000 đồng người/tháng: áp dụng đối với đối tượng nêu tại điểm 1, mục I Thông tư này đang công tác tại các trại giam, trại tạm giam có tỷ lệ phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS dưới 10%.
Tỷ lệ phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS được xác định trên cơ sở số lượng đối tượng đã được cơ quan y tế của Bộ Quốc phòng xét nghiệm, xác nhận bị nhiễm HIV/AIDS trên tổng số phạm nhân hiện có ở trại giam, trại tạm giam tại thời điểm báo cáo.
3. Cách tính trả:
Chế độ phụ cấp nêu trên được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng. Trường hợp quân nhân, công nhân viên quốc phòng có thời gian làm việc từ 16 ngày trở lên/tháng thì được hưởng 100% mức phụ cấp; có thời gian làm việc dưới 16 ngày/tháng thì được hưởng 50% mức phụ cấp.
1. Quân nhân, công nhân viên quốc phòng trong khi làm nhiệm vụ bị tội phạm tấn công mà da hoặc niêm mạc của họ bị tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS (phơi nhiễm với HIV) thì đơn vị trực tiếp quản lý quân nhân, công nhân viên quốc phòng đó phải lập biên bản xảy ra sự việc (do Thủ trưởng đơn vị hoặc đại diện chính quyền địa phương nơi xảy ra sự việc ký, đóng dấu) để lưu vào hồ sơ; đồng thời tổ chức cho quân nhân, công nhân viên quốc phòng đó đến cơ quan y tế để xét nghiệm chuẩn đoán nhiễm HIV.
Chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng bị phơi nhiễm HIV trong công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám chữa bệnh với đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS ở các trại giam, trại tạm giam thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Quân nhân, công nhân viên quốc phòng nêu tại điểm 1, mục II Thông tư này khi có kết luận chính thức của cơ quan y tế có thẩm quyền bị nhiễm vi rút HIV (kết quả xét nghiệm là dương tính) thì được hưởng chế độ, chính sách như sau:
- Được đơn vị bố trí công việc phù hợp.
- Được ưu tiên khám, chữa bệnh, ưu tiên cung cấp thuốc điều trị khác tại các cơ sở y tế của Nhà nước và của Quân đội; được cấp thuốc điều trị đặc hiệu, thuốc nâng cao thể trạng, thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội do HIV/AIDS gây ra, theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp, bồi dưỡng khác đang hưởng (nếu có) trong thời gian khám, điều trị bệnh.
- Được hưởng chính sách bệnh binh; nếu từ trần được đề nghị xét công nhận liệt sỹ theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
3. Thủ tục, hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ bệnh binh, xét công nhận liệt sỹ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng bị nhiễm HIV/AIDS nêu tại điểm 1, mục II Thông tư này.
a. Thủ tục, hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ bệnh binh:
- Đơn vị trực tiếp quản lý quân nhân, công nhân viên quốc phòng có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo theo phân cấp đến Bộ Quốc phòng, gồm có:
+ Biên bản xảy ra sự việc (nêu tại điểm 1, mục II Thông tư này);
+ Phiếu xét nghiệm và kết luận của cơ quan y tế nơi xét nghiệm HIV/AIDS;
+ Phiếu cá nhân;
+ Biên bản giám định bệnh tật;
+ Đơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ bệnh binh.
- Căn cứ hồ sơ đề nghị của các đơn vị, Bộ Quốc phòng xem xét, cấp giấy chứng nhận bệnh binh, phiếu trợ cấp bệnh binh cho quân nhân, công nhân viên quốc phòng và giải quyết quyền lợi bệnh binh theo quy định tại điểm 2, mục II, phần C Thông tư liên tịch số 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng - Bộ Công an hướng dẫn một số điểm về việc công nhận và giải quyết quyền lợi đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
b. Thủ tục, hồ sơ đề nghị xét công nhận liệt sỹ:
- Đơn vị trực tiếp quản lý quân nhân, công nhân viên quốc phòng có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xét công nhận liệt sỹ, gồm có:
+ Biên bản xảy ra sự việc (nêu tại điểm 1, mục II Thông tư này);
+ Phiếu xét nghiệm và kết luận của cơ quan y tế nơi xét nghiệm HIV/AIDS;
+ Phiếu cá nhân;
+ Bệnh án điều trị và giấy chứng tử của bệnh viện, bệnh xá hoặc trung tâm y tế nơi quân nhân, công nhân viên quốc phòng chữa trị. Trường hợp từ trần tại gia đình, ngoài bệnh án điều trị phải có thêm xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi cư trú về trường hợp tử vong;
+ Giấy báo tử do cấp có thẩm quyền ký;
+ Giấy chứng nhận về thân nhân của quân nhân, công nhân viên quốc phòng được đề nghị xét công nhận liệt sỹ do Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi thân nhân cư trú lập (trường hợp từ trần tại gia đình).
- Cơ quan trực tiếp quản lý quân nhân, công nhân viên quốc phòng lưu giữ 01 bộ hồ sơ và có trách nhiệm theo dõi và bàn giao hồ sơ đề nghị công nhận liệt sỹ và giải quyết quyền lợi liệt sỹ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi gia đình liệt sỹ cư trú, cho đến khi giải quyết xong quyền lợi cho liệt sỹ.
1. Hàng năm, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm theo dõi, kiểm định tỷ lệ đối tượng nhiễm HIV/AIDS hiện đang quản lý, giam giữ trong từng trại giam, trại tạm giam để làm căn cứ xác định mức trợ cấp đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng và kiểm tra việc thực hiện các chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng theo quy định tại Thông tư này.
2. Trên cơ sở tỷ lệ đối tượng nhiễm HIV/AIDS trong từng trại giam, trại tạm giam đã được xác định, định kỳ 06 tháng một lần Thủ trưởng các đơn vị, có trách nhiệm báo cáo Bộ Quốc phòng quyết định số lượng quân nhân, công nhân viên quốc phòng được hưởng chế độ phụ cấp ở từng trại giam, trại tạm giam.
3. Nguồn chi trả chế độ phụ cấp cho quân nhân, công nhân viên quốc phòng bị nhiễm HIV/AIDS theo quy định tại Thông tư liên tịch này thuộc dự toán ngân sách được thông báo hàng năm của Bộ Quốc phòng.
4. Quân nhân, công nhân viên quốc phòng trong khi làm nhiệm vụ bị tội phạm tấn công mà bị nhiễm HIV/AIDS trước ngày Quyết định số 215/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thì cũng được giải quyết chế độ bệnh binh, liệt sỹ quy định tại mục II Thông tư này.
5. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về liên Bộ để xem xét, nghiên cứu, giải quyết.
Nguyễn Văn Rinh (Đã ký) | Trần Văn Tá (Đã ký) |
- 1Quyết định 24/2005/QĐ-BYT sửa đổi thông tư 09/2005/ TT-BYT hướng dẫn điều kiện xác định người bị phơi nhiễm HIV hoặc bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BCA-BQP-BYT Hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 24/2005/QĐ-BYT sửa đổi thông tư 09/2005/ TT-BYT hướng dẫn điều kiện xác định người bị phơi nhiễm HIV hoặc bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Thông tư liên tịch 16/1998/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA hướng dẫn việc công nhận và giải quyết quyền lợi đối với liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh do Bộ lao động thương binh xã hội- Bộ quốc phòng- Bộ công an ban hành
- 3Quyết định 215/2003/QĐ-TTg về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám chữa bệnh hoặc đấu tranh với những đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 02/2015/TTLT-BCA-BQP-BYT Hướng dẫn công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế ban hành
Thông tư liên tịch 27/2004/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn Quyết định 215/2003/QĐ-TTg về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc, khám bệnh hoặc đấu tranh với những đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS do Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 27/2004/TTLT-BQP-BTC
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 04/03/2004
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Văn Rinh, Trần Văn Tá
- Ngày công báo: 31/03/2004
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: 15/04/2004
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết