Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP-BỘ GIÁO DỤC-BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 22-LB/TT | Hà Nội , ngày 10 tháng 12 năm 1968 |
Thi hành Chỉ thị số 53-TT/VG ngày 27-5-1968 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học và trung học chuyên nghiệp, căn cứ thông tư số 7/LB ngày 13-5-1968 của Liên bộ Nội vụ - Đại học và Trung học chuyên nghiệp hướng dẫn thực hiện chỉ thị trên, nay liên Bộ Nội vụ - Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Giáo dục ban hành thông tư này quy định tiêu chuẩn biên chế cho các trường trung học chuyên nghiệp sư phạm.
Mục đích của việc quy định tiêu chuẩn biên chế lần này nhằm:
- Tăng cường đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các trường Trung học chuyên nghiệp sư phạm, tạo điều kiện cần thiết để người thầy giáo không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của ngành. Làm cho trường Trung học chuyên nghiệp sư phạm thể hiện được đặc điểm của mình là công nghiệp nặng của ngành, là nơi đào tạo những người thầy cho thế hệ trẻ tương lai, thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta.
- Làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. - Làm cơ sở cho việc lập kế hoạch lao động và quản lý lao động được tốt nhằm không ngừng nâng cao hiệu suất lao động.
II- NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
A/ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN
1- Giờ giảng dạy trên lớp của giáo viên.
- Các trường ở miền xuôi:
+ Mỗi tuần giảng dạy trên lớp 10 giờ:
Giáo viên dạy các môn: Văn, Giáo dục học, Chính trị.
+ Mỗi tuần giảng dạy trên lớp 12 giờ:
Giáo viên dạy các môn: Toán, Vật lý, Hoá, Lịch sử, Địa lý, Sinh vật,
Kỹ thuật Nông nghiệp, Nhạc.
+ Mỗi tuần giảng trên lớp 14 giờ:
Giáo viên dạy các môn: Thể dục, Hoạ, nữ công, mộc, rèn.
- Các trường ở miền núi:
Do tình hình, đặc điểm ở miền núi có khác với miền xuôi, giáo viên tất cả các bộ môn mỗi tuần được giảm 2 giờ giảng dạy trên lớp so với giáo viên giảng dạy cùng môn ấy ở các trường sư phạm miền xuôi.
2- Số giờ giáo viên làm các công tác kiêm nhiệm:
- Làm giáo viên chủ nhiệm lớp mỗi tuần được trừ 3 giờ giảng dạy.
- Làm tổ trưởng chuyên môn mỗi tuần được trừ 2 giờ giảng dạy.
- Phụ trách ngoại khoá môn lao động toàn trường, phụ trách ngoại khoá môn văn nghệ toàn trường mỗi tuần được trừ 2 giờ giảng dạy.
Trung bình giờ giảng dạy (kể cả công tác tổ trưởng và chủ nhiệm) các trường ở miền núi mỗi tuần 8 giờ, các trường ở miền xuôi mỗi tuần là 9 giờ 30.
3- Số giờ học trên lớp của giáo sinh:
-Mỗi tuần học trên lớp 26 giờ.
- Mỗi năm học 34 tuần. 4- Quy mô trường lớp:
a) Quy mô trường:
- Trường dưới 500 giáo sinh
- Trường trên 500 - 1000 giáo sinh
- Trường trên 1000 giáo sinh trở lên.
b) Quy mô lớp:
- Lớp ở miền xuôi 45 giáo sinh.
- Lớp ở miền núi 40 giáo sinh.
B/ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, NHÂN VIÊN QUẢN LÝ VÀ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ , khối lượng công tác và đặc điểm của từng quy mô trường quy định số lượng cụ thể (có bản biên chế mẫu chung cho cả miền xuôi và miền núi kèm theo).
III- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TIÊU CHUẨN BIÊN CHẾ
Xuất phát từ các căn cứ trên, nay Liên bộ quy định tiêu chuẩn biên chế cho từng quy mô trường như sau:
Ở miền núi:
1- Trường dưới 500 giáo sinh
- Tỷ lệ thày/trò: 1/11,5
- Nhân viên phục vụgiảng dạy: 3 người
- Nhân viên quản lý: 18 người
- Tỷ lệ chung toàn trường 1/5,5 - 1/7,5
2- Trường từ 500 trở lên
- Tỷ lệ thầy/trò là: 1/12,5
- Nhân viên phục vụ giảng dạy: 6 người
- Nhân viên quản lý: 28 người
- Tỷ lệ chung toàn trường: 1/7 - 1,85
Ở miền xuôi :
1- Trường dưới 500 giáo sinh
- Tỷ lệ thầy/trò là: 1,15 - 1/16,5
- Nhân viên phục vụ giảng dạy: 3 người
- Nhân viên quản lý: 18 người
- Tỷ lệ chung toàn trường: 1/6,5 - 1/9,5
2- Trường từ 500 - 1000 giáo sinh
a) Trường có cả 2 ban tự nhiên và xã hội
- Tỷ lệ thầy/trò là: 1/16,5 - 1/17
- Nhân viên phục vụ giảng dạy: 6 người
- Nhân viên quản lý: 28 người
- Tỷ lệ chung toàn trường: 1/8 - 1/10,5
b) Trường chỉ có 1 ban xã hội
- Tỷ lệ thầy/trò là: 1,16 -1/17
- Nhân viên phục vụ giảng dạy: 4 người
- Nhân viên quản lý: 28 người
- Tỷ lệ chung toàn trường: 1/8 - 1/11
c) Trường chỉ có 1 ban tự nhiên
- Tỷ lệ thầy/trò là: 1/17,5
- Nhân viên phục vụ giảng dạy: 5 người
- Nhân viên quản lý: 28 người
- Tỷ lệ chung toàn trường: 1/8 - 1/10,5
3- Trường trên 1000 giáo sinh trở lên
a) Trường có cả 2 ban tự nhiên và xã hội
- Tỷ lệ thầy/trò là: 1/17
- Nhân viên phục vụ giảng dạy: 7 người
- Nhân viên quản lý: 38 người
- Tỷ lệ chung toàn trường: 1/9,5 - 1/11
b) Trường chỉ có 1 ban xã hội
- Tỷ lệ thầy/trò là: 1/16,5
- Nhân viên phục vụ giảng dạy: 4 người
- Nhân viên quản lý: 38 người
- Tỷ lệ chung toàn trường: 1/9,5 - 1/11
c) Trường chỉ có 1 ban tự nhiên
- Tỷ lệ thầy/trò là: 1/17,5
- Nhân viên phục vụ giảng dạy: 7 người
- Nhân viên quản lý: 38 người
- Tỷ lệ chung toàn trường: 1/10 - 1/11
Riêng đối với một số tỉnh ở miền núi cao vì trường hợp khó khăn chiêu sinh không đủ 40 cho một lớp thì tạm thời không tính tỷ lệ thầy trò mà được tính tỷ lệ thầy lớp là 3,18/1 (3,18 thầy cho một lớp).
Để thực hiện thông tư này được tốt và thống nhất, Liên Bộ đề nghị các ngành, các cấp lưu ý các điểm sau:
+ Thông tư này chỉ quy định tiêu chuẩn biên chế và đề cập đến những vấn đề có liên quan đến việc tính tiêu chuẩn biên chế. Còn các vấn đề khác thuộc chế độ công tác của thầy giáo, quy chế trường sư phạm... Bộ giáo dục có thôngtư quy định riêng.
+ Thông tư này chỉ áp dụng đối với các trường trung học chuyên nghiệp sư phạm phổ thông, trung học chuyên nghiệp sư phạm bổ túc văn hoá, trung học chuyên nghiệp Hoa kiều đã có văn bản của Bộ giáo dục công nhận. Các trường trung học chuyên nghiệp sư phạm Mẫu giáo, trung học chuyên nghiệp Thể dục, Nhạc, Họa vì tính chất lao động phức tạp hơn nên liên Bộ sẽ nghiên cứu sau.
+ Số cán bộ, nhân viên được tính vào tỷ lệ chung toàn trường bao gồm: giáo viên cán bộ, nhân viên quản lý và phục vụ giảng dạy. Nhân viên nhà ăn, nhà trẻ, đã có tiêu chuẩn biên chế riêng không tính vào đây. Cán bộ chuyên trách công tác Đảng, Đoàn và Công đoàn do Đảng, Đoàn và Công đoàn cấp trên cung cấp. Cán bộ công tác Đảng, Đoàn và Công đoàn bán chuyên trách do nhà trường đảm nhiệm và có thể bố trí thêm một số giờ lao động cần thiết ngoài tiêu chuẩn đã quy định cho từng quy mô trường.
+ Các tiêu chuẩn quy định trong thông tư này chưa tính đến tỷ lệ chênh lệch đối với lao động nữ. Các địa phương tuỳ theo tình hình thực tế và yêu cầu cụ thể của các trường bố trí thêm một số lao động cần thiết theo tinh thần Nghị quyết 31/CP ngày 8 tháng 3 năm 1967 của Hội đồng Chính phủ.
+ Các địa phương và các trường căn cứ những điều đã quy định tại thông tư này lập xét duyệt và quản lý kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, điều chỉnh và bổ sung cán bộ, giáo viên có chất lượng cho các trường. Giáo viên giảng dạy trường sư phạm không những đạo đức phải tốt mà còn phải vững về nghiệp vụ , phải kinh qua giảng dạy ở trường phổ thông ít nhất là 3 năm. Các trường, các địa phương không được tuỳ tiện linh động vượt quá mức quy định tối đa cho từng quy mô trường.
+ Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày được ban hành. Các điều quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Trong hoàn cảnh chống Mỹ cứu nước hiện nay Thông tư này được ban hành nói lên sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Các ngành, các cấp có trách nhiệm nghiên cứu và thực hiện thông tư này một cách nghiêm túc, trừ trường hợp một số nơi vì điều kiện và khả năng có hạn thì đặc biệt chú ý tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy, đồng thời tích cực bổ sung dần đội ngũ cán bộ quản lý và phục vụ giảng dạy ở mức độ cần thiết.
Hoàng Xuân Tùy (Đã ký) | Lê Liêm (Đã ký) | Tô Quang Đẩu (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 57-TTg năm 1977 về tiêu chuẩn biên chế và định mức biên chế cho những tổ chức thuộc các ngành không sản xuất vật chất trong các cơ quan Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 01/TT 1977 về chế độ tập sự và tuyển vào biên chế cho những giáo viên được đào tạo sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng do Bộ Giáo dục ban hành
- 3Thông tư 4/TT-1975 quy định tạm thời về chế độ đối với giáo viên giảng dạy trong các Trường Đại học sư phạm do Bộ Giáo dục ban hành
- 1Chỉ thị 57-TTg năm 1977 về tiêu chuẩn biên chế và định mức biên chế cho những tổ chức thuộc các ngành không sản xuất vật chất trong các cơ quan Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 01/TT 1977 về chế độ tập sự và tuyển vào biên chế cho những giáo viên được đào tạo sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng do Bộ Giáo dục ban hành
- 3Thông tư 4/TT-1975 quy định tạm thời về chế độ đối với giáo viên giảng dạy trong các Trường Đại học sư phạm do Bộ Giáo dục ban hành
Thông tư liên tịch 22-LB/TT năm 1968 quy định tiêu chuẩn biên chế các trường Trung học chuyên nghiệp sư phạm do Bộ Nội vụ-Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp-Bộ Giáo dục ban hành
- Số hiệu: 22-LB/TT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 10/12/1968
- Nơi ban hành: Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục, Bộ Nội vụ
- Người ký: Hoàng Xuân Tuỳ, Lê Liêm, Tô Quang Đẩu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/12/1968
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra