- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 3Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 4Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 5Luật thi hành án dân sự 2008
- 6Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
- 1Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 166/QĐ-BTC năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2016
- 3Quyết định 132/QĐ-BTP năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2017
- 4Quyết định 156/QĐ-BTP năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2014-2018
- 5Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
BỘ TÀI CHÍNH - | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 184/2011/TTLT-BTC-BTP | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011 |
HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỀ KINH PHÍ TỔ CHỨC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự;
Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Thông tư này liên tịch này hướng dẫn về nội dung chi, mức chi, nguồn kinh phí thực hiện cưỡng chế thi hành án, thủ tục tạm ứng, hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án, lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thực hiện.
2. Các cơ quan thi hành án dân sự phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án đúng quy định hiện hành và các quy định tại Thông tư liên tịch này.
Điều 2. Nội dung chi cưỡng chế thi hành án
1. Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí thông báo về cưỡng chế:
- Chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo chí).
- Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác).
b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.
c) Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, định giá lại tài sản, bán đấu giá tài sản:
- Chi phí định giá, định giá lại tài sản:
+ Chi phí thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản: Giá dịch vụ thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản theo hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá.
+ Chi phí liên quan đến việc định giá trong trường hợp Chấp hành viên thực hiện việc xác định giá tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự: Chi bồi dưỡng cho các thành viên họp xác định giá, xác định giá lại tài sản.
+ Chi giám định tài sản: Phí giám định tài sản và một số khoản chi thực tế hợp pháp để thực hiện việc giám định tài sản.
- Chi phí bán đấu giá tài sản:
+ Phí bán đấu giá theo quy định và các chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá tài tài sản.
+ Tiền thuê địa điểm, phương tiện phục vụ tổ chức bán đấu giá, niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức tiến hành bán đấu giá tài sản để thi hành án.
d) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu:
- Chi thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, thuê địa điểm và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu.
- Chi bồi dưỡng cho các đối tượng trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu.
e) Chi bồi dưỡng cho Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và một số đối tượng khác trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự và bảo vệ cưỡng chế.
2. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí xác minh điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự đối với trường hợp người được thi hành án có đơn yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án, người được thi hành án chịu các chi phí:
- Chi tiền công tác phí cho các đối tượng tham gia vào việc xác minh điều kiện thi hành án.
- Chi bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia vào quá trình xác minh điều kiện thi hành án.
- Các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho việc xác minh điều kiện thi hành án.
b) Chi phí định giá lại tài sản quy định tại
c) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Trường hợp người được thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án không đúng thì người đó phải thanh toán các khoản chi phí thực tế do việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án đó.
3. Ngân sách nhà nước bảo đảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án, bao gồm:
a) Chi phí họp bàn cưỡng chế do Chấp hành viên tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế.
b) Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người dân tộc thiểu số của Việt Nam mà không biết tiếng Việt và trường hợp đương sự là người nước ngoài.
c) Chi phí định giá lại tài sản quy định tại
d) Phí, chi phí bán đấu giá tài sản tài sản không thành theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ.
đ) Chi phí xác minh điều kiện thi hành án quy định tại
e) Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án, người được thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ.
g) Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án. Bộ Tư pháp quy định cụ thể đối với các trường hợp này.
h) Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải ngừng, đình chỉ vì các lý do sau:
- Do sự kiện bất khả kháng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ;
- Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự.
Đối với các trường hợp tạm ngừng, đình chỉ vì các lý do chủ quan của người được thi hành án hoặc người phải thi hành án thì chi phí cưỡng chế thi hành án đến thời điểm tạm ngừng, đình chỉ do đối tượng gây tạm ngừng, đình chỉ chịu.
i) Các khoản chi cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người phải thi hành án trong trường hợp người thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án.
k) Toàn bộ chi phí cưỡng chế và chi phí định giá, định giá lại tài sản đã thực hiện nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền huỷ toàn bộ quá trình cưỡng chế.
Điều 3. Mức chi cưỡng chế thi hành án:
1. Chi cho các thành viên tham gia họp bàn cưỡng chế thi hành án, các thành viên họp định giá và định giá lại giá tài sản:
a) Chủ trì: 100.000 đồng/người/ngày;
b) Thành viên: 70.000 đồng/người/ngày.
2. Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án:
a) Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án:
- Người chủ trì: mức 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế;
- Đối tượng khác: mức 70.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
b) Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các đối tượng khác được huy động tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết: mức 70.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
3. Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án; những người trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ:
- Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát: Mức 50.000 đồng/người/ngày.
- Dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác: Mức 70.000 đồng/người/ngày.
4. Chi công tác phí cho các đối tượng đi xác minh điều kiện thi hành án: Thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Chi thuê phiên dịch:
- Phiên dịch tiếng dân tộc: Tối đa 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính.
- Phiên dịch tiếng nước ngoài: Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi dịch thuật trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
6. Các chi phí: Thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ cưỡng chế; chi phí phòng cháy, nổ; thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá; phí thẩm định giá; phí bán đấu giá; thuê trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản và các khoản chi khác có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định và được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt.
Điều 4. Về tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án khi chưa thu được của các đương sự
1. Tạm ứng chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án:
a) Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án, người được thi hành án nộp hoặc được khấu trừ vào tiền bán đấu giá tài sản đã bị kê biên hoặc khấu trừ vào tài sản của người phải thi hành án đang cho người khác giữ, thuê, vay, mượn, sửa chữa.
Trong khi chưa thu được chi phí cưỡng chế thi hành án của người phải thi hành án, người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ứng trước kinh phí cho các Chấp hành viên để tổ chức cưỡng chế thi hành án từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan thi hành án dân sự.
b) Ngân sách nhà nước bố trí một khoản kinh phí trong dự toán của cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án. Mức bố trí cụ thể cho từng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp giao sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thủ tục Chấp hành viên tạm ứng và hoàn tạm ứng kinh phí cưỡng chế thi hành án:
a) Tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án:
Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập và trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thi hành án (trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay). Kế hoạch cưỡng chế gồm các nội dung theo quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án dân sự: biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; thời gian, địa điểm cưỡng chế; phương án tiến hành cưỡng chế; lực lượng tham gia (số lượng người, thành phần tham gia); dự toán chi phí phục vụ cho cưỡng chế.
Dự toán chi phục vụ cưỡng chế được lập căn cứ vào nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư liên tịch này và thông báo cho đương sự biết trước ngày tiến hành cưỡng chế theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42, 43 của Luật Thi hành án dân sự.
Trên cơ sở kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan thi hành án dân sự.
Hồ sơ, biểu mẫu về tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
b) Hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án:
Khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền của người phải thi hành án, người được thi hành án, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng chi cưỡng chế thi hành án trước đó cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự.
Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đối tượng phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án để thu hồi kinh phí đã tạm ứng. Cuối quý, năm, cơ quan thi hành án dân sự tổng hợp báo cáo việc sử dụng kinh phí tạm ứng tổ chức cưỡng chế thi hành án (số kinh phí đã tạm ứng, số kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí tạm ứng chưa thu hồi, nguyên nhân chưa thu hồi...) với cơ quan quản lý cấp trên. Bộ Tư pháp tổng hợp, gửi Bộ Tài chính cùng với báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.
Hồ sơ và biểu mẫu hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế và thanh toán tiền thi hành án đã được quy định tại Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
Điều 5. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí cưỡng chế thi hành án
Việc lập dự toán, chấp hành, quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành án thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước chi thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thông tư liên tịch này hướng dẫn cụ thể thêm một số điểm sau:
1. Lập dự toán:
Hàng năm, trên cơ sở số kinh phí tạm ứng cưỡng chế đã bố trí trong dự toán chi ngân sách của các cơ quan thi hành án dân sự từ những năm trước được chuyển sang để tiếp tục thực hiện, các cơ quan thi hành án dân sự lập dự toán kinh phí thực hiện cưỡng chế thi hành án, trong đó tách riêng làm hai phần:
a) Kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án khi chưa thu được của các đương sự: Lập dự toán kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp do chia tách tỉnh, huyện; phần kinh phí đã tạm ứng cưỡng chế nhưng không có khả năng thu hồi của người phải thi hành án, người được thi hành án hoặc một số trường hợp đặc biệt khác cần phải tăng hoặc giảm mức tạm ứng ban đầu gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách hàng năm theo quy định.
b) Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Chấp hành dự toán, quyết toán:
a) Phân bổ dự toán: Trên cơ sở kinh phí thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế thi hành án đã được bố trí trong dự toán hàng năm, Bộ Tư pháp phân bổ và giao kinh phí ngân sách để tạm ứng chi cưỡng chế thi hành án cho các cơ quan thi hành án dân sự vào phần kinh phí không thực hiện tự chủ sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.
b) Điều chỉnh dự toán: Trong trường hợp xét thấy cần điều chỉnh dự toán kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án của các cơ quan thi hành án dân sự đã được giao, Bộ Tư pháp quyết định điều chỉnh phân bổ dự toán giữa các cơ quan thi hành án dân sự trong phạm vi nguồn kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án đã được ngân sách nhà nước giao.
c) Kinh phí bố trí tạm ứng chi cưỡng chế thi hành án được chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện.
d) Việc quyết toán kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện theo quy định hiện hành.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2012 và thay thế Thông tư liên tịch số 68/2006/TTLT-BTC-BTP ngày 26/7/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm công khai thủ tục hành chính và đánh giá tác động quy định về thủ tục hành chính quy định trong Thông tư liên tịch.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp để nghiên cứu giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Nơi nhận: |
- 1Thông tư liên tịch 68/2006/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 2006/QĐ-BTP năm 2012 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Bộ Tư pháp và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 30/6/2012
- 3Quyết định 2331/QĐ-BTC năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
- 4Thông tư liên tịch 265/2013/TTLT-BQP-BCA quy định việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Công an ban hành
- 5Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 6Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị quyết 1094/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về Cơ chế quản lý tài chính, biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 8Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 166/QĐ-BTC năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2016
- 10Quyết định 132/QĐ-BTP năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2017
- 11Quyết định 156/QĐ-BTP năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2014-2018
- 12Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Thông tư liên tịch 68/2006/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 2006/QĐ-BTP năm 2012 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Bộ Tư pháp và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 30/6/2012
- 3Quyết định 2331/QĐ-BTC năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 5Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 166/QĐ-BTC năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/12/2016
- 7Quyết định 132/QĐ-BTP năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2017
- 8Quyết định 156/QĐ-BTP năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp kỳ 2014-2018
- 9Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 3Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 4Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 5Luật thi hành án dân sự 2008
- 6Nghị định 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự
- 7Nghị định 17/2010/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
- 8Thông tư 91/2010/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự do Bộ Tài chính ban hành
- 9Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư liên tịch 265/2013/TTLT-BQP-BCA quy định việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ Công an ban hành
- 11Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Nghị quyết 1094/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về Cơ chế quản lý tài chính, biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Thông tư liên tịch 184/2011/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 184/2011/TTLT-BTC-BTP
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 19/12/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp
- Người ký: Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Thị Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 107 đến số 108
- Ngày hiệu lực: 10/02/2012
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực