- 1Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 2Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 3Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 4Nghị định 68/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực
- 5Nghị định 44/2011/NĐ-CP về sửa đổi Điều 3 Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 1Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 2Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1694/QĐ-BCT năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 272/QĐ-BTC năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch với các Bộ, ngành ban hành hết hiệu lực
- 5Quyết định 212/QĐ-BCT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
BỘ TÀI CHÍNH - | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 160/2012/TTLT-BTC-BCT | Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2012 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vu, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị dịnh số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư liên tịch quy định về việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật Irong lĩnh vực điện lực theo quy định tại Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm pháp luật, lĩnh vực điện lực (sau đây viết là Nghị định số 68/2010/NĐ-CP).
2. Thông tư này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc thu, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực và việc quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật cho công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực.
3. Đối với các vụ vi phạm pháp luật có tang vật phương tiện vi phạm bị tịch thu, việc hỗ trợ kinh phí cho cơ quan xử phạt vi phạm pháp luật thực hiện theo các quy định hiện hành về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu.
1. Việc thu, nộp tiền phạt; quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính và Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2005/NĐ-CP quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính.
2. Tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực được sử dụng tối đa 70% để bổ sung, hỗ trợ cho công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt. Số còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước các cấp theo quy định.
1. Nguyên tắc chi:
a) Các nội dung chi và mức chi trong công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành. Thông tư này hướng dẫn thực hiện mội số nội dung chi, mức chi có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm tra, xử phạt, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực;
b) Những khoản chi phục vụ công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực đã được thanh toán theo quy định tại Thông tư này thì không được thanh toán từ kinh phí ngân sách nhà nước.
2. Nội dung chi:
2.1. Chi cho các hoạt động trực tiếp phục vụ công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật:
a) Chi giám định, kiểm định thiết bị, vật tư xây lắp công trình điện, tang vật, phương tiện vi phạm; chi lưu kho, lưu bãi; chi bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ; chi xăng, dầu cho phương tiện kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải, bảo vệ đối tượng; chi sửa chữa phương tiện kiểm tra bị hư hỏng khi tiến hành kiểm tra, truy bắt đối tượng vi phạm;
b) Chi phí mua tin (nếu có): mức chi mua tin của mỗi vụ việc tối đa không quá 10% mức tiền xử phạt.
Việc thanh toán chi phí mua tin phải có đầy đủ chứng từ theo quy định. Trường hợp phải giữ bí mật tên người cung cấp tin, việc thanh toán chi phí mua tin căn cứ vào phiếu chi có đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền cho người cung cấp tin, thủ quỹ, kế toán và thủ trưởng cơ quan trực tiếp xử phạt vi phạm. Thủ trưởng cơ quan trực tiếp xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc thanh toán chi phí mua tin, đảm bảo chi đúng người, đúng việc;
c) Chi chụp ảnh, ghi âm, quay clip các trường hợp vi phạm để phục vụ việc kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật;
d) Chi lấy ý kiến chuyên gia: mức chi tối đa không quá 1 triệu đồng/báo cáo;
đ) Chi đi lại, ở, lưu trú cho cán bộ tham gia kiểm tra, xử phạt vi phạm;
e) Chi hỗ trợ cho các cá nhân bị thương, bị chết, bị tai nạn khi tham gia kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực;
g) Chi văn phòng phẩm, in ấn tài liệu phục vụ công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật;
h) Chi sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật;
i) Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;
k) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực.
2.2. Chi bồi dưỡng cho lực lượng tham gia kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật:
a) Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia kiểm tra, xử phạt vi phạm với mức không quá 1.000.000 đồng/người/tháng (bao gồm Thanh tra chuyên ngành điện lực, Kiểm tra viên điện lực và những người được cấp có thẩm quyền điều động trực tiếp tham gia công tác này);
b) Chi bồi dưỡng cho những người tham gia phối hợp trong quá trình kiểm tra, xử phạt vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Đối tượng được chi và mức chi cụ thể do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử phạt quyết định;
c) Chi bồi dưỡng làm thêm giờ theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực do Kiểm tra viên điện lực lập biên bản vi phạm pháp luật và chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chuyển 50% số tiền được trích lại theo tỷ lệ quy định tại
4. Mức chi cụ thể cho các nội dung chi tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo chế độ quy định của nhà nước, đối với những nội dung chưa quy định mức chi, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử phạt có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Đối với khoản tiền thu từ xử phạt vi phạm do thanh tra chuyên ngành điện lực thuộc Bộ Công Thương, Chánh thanh tra Bộ Công Thương, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường Công nghiệp tiến hành xử phạt (sau đây gọi chung là người có thẩm quyền xử phạt ở Trung ương):
a) Cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt ở Trung ương căn cứ vào số tiền phạt đã nộp vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước có văn bản đề nghị Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trích chuyển 70% số tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật vào tài khoản của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước;
b) Trên cơ sở đề nghị thanh toán của cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt ở Trung ương, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện trích chuyển 70% số tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật vào tài khoản của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước, số còn lại nộp vào ngân sách địa phương theo quy định;
c) Cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt ở Trung ương căn cứ số tiền thu từ xử phạt năm trước và tình hình thu phạt vi phạm pháp luật trong năm để lập kế hoạch sử dụng theo chế độ quy định (bao gồm cả việc tổng hợp kế hoạch sử dụng của đơn vị tổ chức đoàn kiểm tra trong trường hợp Kiểm tra viên điện lực lập biên bản vi phạm pháp luật và chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo thẩm quyền) gửi cơ quan tài chính của Bộ Công Thương để thẩm định, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định việc sử dụng theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các hồ sơ, chứng từ có liên quan, cơ quan tài chính của Bộ Công Thương lập giấy ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản để thanh toán các khoản chi theo quy định tại
d) Số tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật được sử dụng cho công tác kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt ở Trung ương trong năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định.
2. Đối với khoản tiền thu phạt do lực lượng địa phương ra quyết định xử phạt (bao gồm cả lực lượng Trung ương có trụ sở ở địa phương để hoạt động ổn định trên địa bàn):
a) Trước ngày 15 của tháng đầu mỗi quý, cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt ở địa phương căn cứ vào số tiền thu từ xử phạt đã thực nộp vào ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và thực tế chi phi phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật của quý trước lập kế hoạch sử dụng theo chế độ quy định (bao gồm cả việc tổng hợp kế hoạch sử dụng của đơn vị tổ chức đoàn kiểm tra trong trường hợp Kiểm tra viên điện lực lập biên bản vi phạm pháp luật và chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo thẩm quyền) gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thanh toán các khoản chi phí theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Căn cứ vào số tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật của từng đơn vị đã thực nộp vào Kho bạc Nhà nước; trên cơ sở văn bản đề nghị thanh toán và các chứng từ có liên quan của cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật ở địa phương, cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ chứng từ đảm bảo theo đúng quy định để thanh toán cho các đơn vị theo tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư nàu. Việc thanh toán kinh phí được thực hiện chậm nhất là sau 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, trường hợp không thanh toán thì cơ quan tài chính phải có văn bản thông báo rõ lý do cho cơ quan, đơn vị đã có văn bản đề nghị.
1. Các cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực được thanh toán chi phí cho công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật từ nguồn thu xử phạt vi phạm phải mở sổ sách để theo dõi, quản lý số kinh phí được hỗ trợ quy định tại Thông tư này và thực hiện công khai tại cơ quan, đơn vị.
2. Việc quyết toán kinh phí được hỗ trợ từ tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực của các cơ quan, đơn vị chủ trì xử phạt thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Các đơn vị tổ chức đoàn kiểm tra và lập biên bản vi phạm pháp luật khi được hỗ trợ kinh phí từ nguồn thu xử phạt theo quy định tại
1. Các cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí được trích lại từ tiền thu xử phạt vi phạm pháp luật theo đúng quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thu tiền phải kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp tiền phạt vi phạm pháp luật; theo dõi, hạch toán các khoản thu từ xử phạt vi phạm pháp luật theo đúng các quy định hiện hành về thu ngân sách nhà nước và quy định tại Thông tư này.
3. Cơ quan tài chính địa phương có trách nhiệm theo dõi việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực theo đúng quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để nghiên cứu, giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Nơi nhận: |
|
- 1Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 2Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1694/QĐ-BCT năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 272/QĐ-BTC năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch với các Bộ, ngành ban hành hết hiệu lực
- 5Thông tư 97/2014/TT-BQP quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử phạt vi phạm hành chính của Bộ Quốc phòng
- 6Quyết định 212/QĐ-BCT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 2Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 1694/QĐ-BCT năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 272/QĐ-BTC năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch với các Bộ, ngành ban hành hết hiệu lực
- 5Quyết định 212/QĐ-BCT năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 124/2005/NĐ-CP về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính
- 2Thông tư 47/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2005/NĐ-CP quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 5Luật Kế toán 2003
- 6Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 7Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 8Nghị định 68/2010/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực
- 9Nghị định 44/2011/NĐ-CP về sửa đổi Điều 3 Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 10Thông tư 97/2014/TT-BQP quy định về ban hành, quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử phạt vi phạm hành chính của Bộ Quốc phòng
Thông tư liên tịch 160/2012/TTLT-BTC-BCT quy định việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 160/2012/TTLT-BTC-BCT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 01/10/2012
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Công thương
- Người ký: Trương Chí Trung, Lê Dương Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 631 đến số 632
- Ngày hiệu lực: 15/11/2012
- Ngày hết hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực