Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2012 |
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên;
Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Liên tịch hướng dẫn cơ chế cung cấp thông tin cho Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học” (tên gọi khác là Website ”Vay vốn đi học”), phục vụ quản lý công tác tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn cơ chế phối hợp cung cấp thông tin cho Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”, phục vụ quản lý công tác tín dụng đối với học sinh, sinh viên, trong quá trình đào tạo và thu hồi nợ sau khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục (gồm: trường đại học hoặc tương đương, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp) và ở các cơ sở dạy nghề (gồm: trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở giáo dục và các doanh nghiệp có đăng ký tham gia dạy nghề) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, làm việc ở các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan ở trung ương, địa phương, các cơ sở giáo dục, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động và người vay vốn đi học, quy định trách nhiệm giữa cơ quan chủ trì với các cơ quan liên quan trong việc phối hợp để có thông tin cung cấp cho Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”, có địa chỉ như sau: http://vayvondihoc.moet.gov.vn.
Điều 2. Nguyên tắc cung cấp thông tin cho Trang thông tinh điện tử “Vay vốn đi học”
Hoạt động cung cấp thông tin cho Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học” được thực hiện theo nguyên tắc có cơ quan chủ trì và các cơ quan, đơn vị phối hợp.
Điều 3. Cơ quan chủ trì, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chủ trì
1. Cơ quan chủ trì Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học” là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị thường trực, quản lý trực tiếp Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”.
2. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Phối hợp với các bộ, ngành để đăng tải kịp thời các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của các bộ, ngành, có nội dung liên quan đến tín dụng học sinh, sinh viên.
b) Đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan phối hợp cung cấp thông tin thuộc lĩnh vực quản lý có nội dung liên quan đến tín dụng học sinh, sinh viên để đăng tải trên Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”. Định kỳ vào tháng 8 hàng năm lập báo cáo gửi các bộ, ngành liên quan về tình hình hoạt động và kết quả công tác phối hợp cung cấp thông tin của các đơn vị.
c) Chủ trì các cuộc họp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thống nhất nội dung, hình thức và các vấn đề về kỹ thuật của thông tin cần cung cấp trước khi đăng tải lên Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”.
d) Đề xuất với các cơ quan phối hợp cử cán bộ tham gia làm nhiệm vụ phối hợp cung cấp thông tin, xử lý dữ liệu cho Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”.
Điều 4. Cơ quan phối hợp, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan phối hợp
1. Cơ quan phối hợp ở trung ương là các Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Các cơ quan phối hợp ở địa phương là Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động.
3. Cơ quan phối hợp có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định, chỉ đạo cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện các yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu liên quan đến chương trình tín dụng học sinh, sinh viên cho Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”, đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, và kịp thời của các thông tin, dữ liệu đã cung cấp cho đơn vị chủ trì.
b) Cử cán bộ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp với cơ quan chủ trì khi có yêu cầu.
Điều 5. Yêu cầu cung cấp thông tin
Thông tin được cung cấp để đăng tải trên Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học” phải đảm bảo các yêu cầu:
1. Chính xác, kịp thời và đúng nội dung.
2. Thống nhất từ trung ương đến các địa phương và giữa các bộ, ngành.
3. Thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
Điều 6. Nội dung phối hợp cung cấp thông tin
1. Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và các cơ quan, đơn vị liên quan xác định nội dung thông tin cần cung cấp, thông qua phần mềm quản lý để trích xuất ra các mẫu biểu báo cáo, đồng thời cung cấp các thông tin về người vay, thông tin về số tiền còn nợ, về khả năng trả nợ; quy định trách nhiệm, cách thức lưu trữ thông tin, chế độ bảo mật và quản trị Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học” phục vụ cho yêu cầu quản lý công tác tín dụng học sinh, sinh viên.
2. Cơ quan chủ trì và các cơ quan, đơn vị phối hợp chịu trách nhiệm quản lý và kiểm tra thông tin đã được cung cấp để đảm bảo việc cập nhật kịp thời và chính xác thông tin mới từ các cơ sở trực thuộc cung cấp.
Hồ sơ điện tử quản lý tín dụng học sinh, sinh viên phải sử dụng phông chữ Unicode (tiêu chuẩn: TCVN 6909:2001), hồ sơ bao gồm các thông tin sau:
1. Thông tin về học sinh, sinh viên: Họ và tên; Mã số/số thẻ sinh viên, lớp, khoa, khóa học, trường, ngành, nghề đào tạo, loại hình cơ sở (công lập, tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài), trình độ đào tạo, hiện trạng học tập (vi phạm kỷ luật/pháp luật, bỏ học, thôi học, dừng học hoặc lưu ban);
2. Thông tin về hộ gia đình: Họ và tên chủ hộ vay vốn, địa chỉ liên hệ.
3. Thông tin liên quan đến khoản vay: Ngày vay, ngày đến hạn trả nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện nơi cho vay, mức vay, số tiền đã vay, số tiền gốc đã trả, số tiền lãi đã trả, dư nợ hiện tại, trạng thái nợ.
Điều 8. Nội dung thông tin đối với học sinh, sinh viên vay vốn đi học
1. Thông tin học sinh, sinh viên khi nhập trường
a) Hồ sơ học sinh, sinh viên phải có một trong các loại giấy tờ sau: Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề hoặc Giấy báo nhập học đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất. Trường hợp học sinh, sinh viên sử dụng Giấy báo trúng tuyển thì chậm nhất một tháng sau khi làm thủ tục nhập học, học sinh, sinh viên phải bổ sung Giấy báo nhập học để thay thế.
b) Kết thúc học kỳ một, năm học thứ nhất, các đơn vị phối hợp bổ sung đầy đủ những thông tin còn thiếu của học sinh, sinh viên vào hồ sơ điện tử quy định tại
2. Các thông tin theo dõi quá trình vay vốn của học sinh, sinh viên
Cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề cung cấp danh sách học sinh, sinh viên có nhu cầu vay vốn đã được cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề cấp Giấy xác nhận, cung cấp các thông tin về đóng học phí và hiện trạng học tập của học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được vay vốn lần đầu hoặc tiếp tục được vay theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
3. Thông tin học sinh, sinh viên khi tốt nghiệp
a) Cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề cung cấp, cập nhật kế hoạch ra trường của các khóa học, cung cấp danh sách học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường để phục vụ cho việc cập nhật thông tin về quản lý vốn vay;
b) Các cơ quan, đơn vị phối hợp cung cấp thông tin cập nhật Hồ sơ cuối khóa học của học sinh, sinh viên có vay vốn chậm nhất là 3 tháng sau khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp;
c) Trường hợp học sinh, sinh viên đang còn dư nợ đã được các doanh nghiệp, cơ quan nhận vào làm việc thì các cơ quan phối hợp cần cập nhật kịp thời các thông tin liên quan đến học sinh, sinh viên này để phục vụ công tác quản lý và tra cứu dữ liệu.
4. Định kỳ thông tin tín dụng học sinh, sinh viên được bổ sung ngay sau mỗi lần giải ngân. Các cơ quan, đơn vị phối hợp cung cấp thông tin thường xuyên, cập nhật bổ sung thông tin ngay sau khi có sự kiện mới phát sinh.
5. Lưu trữ hồ sơ học sinh, sinh viên điện tử được thực hiện theo quy định hiện hành về lưu trữ của Nhà nước.
CƠ CHẾ PHỐI HỢP VÀ PHƯƠNG PHÁP CUNG CẤP THÔNG TIN
Điều 9. Cơ chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Cung cấp các văn bản chỉ đạo, quản lý có liên quan tới chính sách cho vay đi học, đôn đốc, chỉ đạo và giám sát các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống tham gia cung cấp thông tin theo chức năng nhiệm vụ;
b) Chủ trì, quản lý và vận hành Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”;
c) Cấp một tên và mật khẩu truy cập Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học” cho cơ sở giáo dục đào tạo thông qua cán bộ chuyên trách;
d) Thiết lập hệ thống “Nhóm e-mail” để phối hợp, trao đổi và đưa các thông tin cần thiết cho công tác quản lý đồng thời tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên, nhà trường, gia đình và xã hội tham gia giám sát, đưa thông tin phản hồi lên Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”.
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
a) Cung cấp cho cơ quan chủ trì các văn bản chỉ đạo, quản lý có liên quan tới chính sách cho vay đi học đối với các cơ sở dạy nghề;
b) Cử lãnh đạo và cán bộ chuyên trách theo dõi, phối hợp và chịu trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan trong công tác quản lý tín dụng học sinh, sinh viên, cử lãnh đạo và chuyên viên chuyên trách tham gia “Nhóm e-mail” theo quy định tại
c) Cung cấp bảng mã các cơ sở dạy nghề để thống nhất sử dụng trong phần mềm quản lý tín dụng học sinh, sinh viên, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề về việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin liên quan cho đơn vị chủ trì.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội
a) Cung cấp cho cơ quan chủ trì các văn bản chỉ đạo, quản lý có liên quan tới chính sách cho vay đi học, các văn bản hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay;
b) Cung cấp đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2 và
c) Cử cán bộ chuyên trách theo dõi, tổng hợp và xử lý dữ liệu vay vốn từ các chi nhánh để đồng bộ với cơ sở dữ liệu của Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”, cử lãnh đạo và cán bộ chuyên trách tham gia “Nhóm e-mail” theo
4. Các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề
a) Cung cấp các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 7, khoản 1, 2 và 3 Điều 8 của Thông tư này.
b) Cử lãnh đạo và cán bộ chuyên trách tham gia “Nhóm e-mail” theo quy định tại
5. Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đang còn dư nợ tín dụng học sinh, sinh viên (gọi chung là: nhà tuyển dụng)
a) Khi chấp nhận hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng yêu cầu các thông tin về việc học sinh, sinh viên có vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên hay không. Qua phỏng vấn hoặc xác minh trên Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”, rằng học sinh, sinh viên đã vay vốn và hiện còn dư nợ, nhà tuyển dụng yêu cầu học sinh, sinh viên cung cấp thêm thông tin về tên lớp học, khoa, khóa học, tên cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề khi vay vốn. Sau khi lao động được tuyển dụng, nhà tuyển dụng gửi thông báo lên Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học” các thông tin về nhà tuyển dụng, danh sách những lao động của đơn vị mình và tình trạng vốn vay tín dụng học sinh, sinh viên đối với số lao động này;
b) Nhà tuyển dụng hoặc người lao động khi trả nợ tiền vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội, các thông tin về dư nợ của học sinh, sinh viên sẽ được ghi nhận vào phần mềm và sẽ được đồng bộ với cơ sở dữ liệu của ngân hàng Chính sách xã hội và thông tin trên Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học”.
Điều 10. Phương pháp cung cấp thông tin
Các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp dữ liệu đầy đủ một lần và tiến hành đồng bộ các thay đổi vào các lần sau. Các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề cập nhật thông tin online trên Trang thông tin điện tử “Vay vốn đi học” qua tài khoản truy cập được Cục Công nghệ thông tin. Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp theo
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2012.
Các bộ, ngành liên quan, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo và tổ chức thực hiện những quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phản ánh kịp thời về Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
- 1Thông báo 276/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp tổ chức Hội nghị xã hội hóa nguồn vốn và thực hiện tổng kết 5 năm chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 42/2020/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục
- 3Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020
- 4Quyết định 466/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 42/2020/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục
- 2Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020
- 3Quyết định 466/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Nghị định 186/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 4Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 5Nghị định 97/2008/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet
- 6Thông báo 276/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp tổ chức Hội nghị xã hội hóa nguồn vốn và thực hiện tổng kết 5 năm chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông tư liên tịch 14/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH Hướng dẫn cơ chế phối hợp cung cấp thông tin cho Trang thông tin điện tử "Vay vốn đi học", phục vụ quản lý công tác tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 14/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 19/04/2012
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Ngọc Phi, Trần Quang Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 363 đến số 364
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra