Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/2001/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM

Hà Nội , ngày 31 tháng 5 năm 2001

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THÀNH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH SỐ 10/2001/TTLT-BLĐTBXH-TWĐTNCSHCM NGÀY 31/5/2001 HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THANH NIÊN XUNG PHONG ĐÃ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ TRONG KHÁNG CHIẾN

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 26 tháng 12 năm 2000 của Văn phòng Chính phủ về chính sách đối với cưu đội viên thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến;

Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính tại Công văn số 3746/TC-HCSN ngày 24 tháng 4 năm 2001;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm về thực hiện chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến quy định tại Thông tư liên tịch số 16/1999/TTLT-BLĐTBXH-TWĐTNCSHCM ngày 06 tháng 7 năm 1999 như sau:

1. Đối tượng:

Thanh niên xung phong tập trung quy định tại mục 1 Phần I Thông tư liên tịch số 16/1999/TTLT-BLĐTBXH-TWĐTNCSHCM bao gồm cả thanh niên xung phong làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thời kỳ 1955-1964.

2. Điều kiện:

Thanh niên xung phong được xét hưởng trợ cấp một lần quy định cụ thể tại đoạn 2 điểm 2.2 mục 2 Phần I Thông tư liên tịch số 16/1999/TTLT-BLĐTBXH-TWĐTNCSHCM: "Người bị ốm đau kéo dài, không còn khả năng lao động, gia đình thuộc diện hộ xóa đói giảm nghèo ở địa phương thì được xét hưởng trợ cấp một lần bằng 1.500.000 đồng/người (một triệu năm trăm ngàn đồng) do ngân sách Trung ương đảm bảo" được sửa đổi, bổ sung như sau:

- Người còn nơi nương tựa gặp một trong những hoàn cảnh sau đây thì được xét hưởng trợ cấp một lần bằng 1.500.000 đồng/người (một trệu năm trăm ngàn đồng) do ngân sách Trung ương đảm bảo:

+ Người bị ốm đau kéo dài;

+ Người không còn khả năng lao động;

+ Người thuộc diện hộ nghèo (chuẩn nghèo theo quy định tại Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

3. Hồ sơ thương binh:

Hồ sơ thương binh quy định tại điểm 3.2 mục 3 Phần II Thông tư liên tịch số 16/1999/TTLT-BLĐTBXH-TWĐTNCSHCM được sửa đổi, bổ sung như sau:

3.2. Căn cứ để cấp giấy chứng nhận bị thương là một trong những giấy tờ cũ liên quan khi bị thương như: phiếu chuyển thương, chuyển viện, bệnh án, giấy ra viện, phiếu sức khỏe, lý lịch cũ... Người bị thương không còn những giấy tờ cũ nói trên phải có 2 người cùng đơn vị (tiểu đội, phân đội, đội, đại đội) biết rõ về trường hợp bị thương chứng nhận, người làm chứng phải là người đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp Kỷ niệm chương thanh niên xung phong và được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường căn cứ lý lịch, hồ sơ xác nhận.

4. Hồ sơ đế nghị công nhận liệt sĩ:

Hồ sơ liệt sĩ quy định tại điểm 2.1 mục 2 Phần III Thông tư liên tịch số 16/1999/TTLT-BLĐTBXH-TWĐTNCSHCM được sửa đổi, bổ sung như sau:

2.1. Đơn phát hiện và đề nghị của gia đình, kèm theo giấy chứng nhận của 2 người cùng đơn vị (tiểu đội, phân đội, đội, đại đội) biết rõ về trường hợp hy sinh, người làm chứng phải là người đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp Kỷ niệm chương thanh niên xung phong và được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường xác nhận chữ ký và thời gian cùng đơn vị với người hy sinh (nếu cồ).

5. Trách nhiệm thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong:

Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại mục 3 Phần IV Thông tư liên tịch số 16/1999/TTLT-BLĐTBXH-TWĐTNCSHCM được sửa đổi, bổ sung như sau:

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ do tỉnh Đoàn, thành Đoàn bàn giao, thẩm định và đăng ký quản lý danh sách; tổ chức thực hiện việc chi trả trợ cấp hàng tháng theo Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Đối với khoản trợ cấp một lần, Sở lập 5 bản tổng hợp gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (3 bản) kèm theo công văn để thống nhất với Bộ Tài chính cấp phát kinh phí.

Căn cứ kinh phí được giao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức việc chi trả trợ cấp một lần và thanh quyết toán đúng chế độ kế toán hiện hành.

6. Tổ chức thực hiện:

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Những quy định trước đây trái với quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.

Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ảnh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn để hướng dẫn giải quyết.

Nguyễn Đình Liêu

(Đã ký)

Vũ Văn Tám

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên tịch 10/2001/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM sửa đổi chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến do Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội - Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 10/2001/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 31/05/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
  • Người ký: Nguyễn Đình Liêu, Vũ Văn Tám
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 25
  • Ngày hiệu lực: 15/06/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 15/07/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản