BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TÀI CHÍNH - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC | Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2018 |
Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người thân thích của bị can, bị cáo đang bị tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
1. Tuân thủ Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục, điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải cân nhắc hiệu quả, tính khả thi của việc thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
4. Việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm được thực hiện theo đúng quy trình và có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với Kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính trong Quân đội; bảo đảm quyền được trả lại tiền của bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cam đoan.
Tiền đặt để bảo đảm là Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Điều 4. Mức tiền đặt để bảo đảm
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:
a) Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;
b) Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Điều 5. Quản lý tiền đặt để bảo đảm
1. Cơ quan quản lý tiền đặt để bảo đảm:
a) Tiền được đặt để bảo đảm trong giai đoạn điều tra, truy tố được quản lý trong tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tiền được đặt để bảo đảm trong giai đoạn xét xử được quản lý trong tài khoản tạm giữ của Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền xét xử sơ thẩm tại Kho bạc Nhà nước;
c) Tiền được đặt để bảo đảm theo quyết định của Cơ quan điều tra trong quân đội, Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự được quản lý tại cơ quan tài chính tương ứng trong Quân đội.
2. Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính trong Quân đội có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận và quản lý tiền được đặt để bảo đảm theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Trả lại tiền được đặt để bảo đảm cho bị can, bị cáo, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch này;
c) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận tiền được đặt để bảo đảm.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM
Điều 6. Đề nghị đặt tiền để bảo đảm
1. Bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền đề nghị bằng văn bản với cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, bị cáo trừ trường hợp quy định tại
2. Đơn đề nghị của bị can, bị cáo, được gửi qua cơ sở giam giữ hoặc gửi trực tiếp cho cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị của bị can, bị cáo, cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.
3. Đơn đề nghị của người thân thích, người đại diện của bị can, bị cáo được gửi trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án.
Điều 7. Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị và các giấy tờ có liên quan, cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án có trách nhiệm xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này thì ra Thông báo cho bị can, bị cáo, người thân thích hoặc người đại diện của bị can, bị cáo theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để làm thủ tục đặt tiền để bảo đảm. Trường hợp thấy không đủ điều kiện áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, bị cáo thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị biết trong đó nêu rõ lý do.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tình trạng tài sản, nhân thân của bị can, bị cáo; bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, phạm tội lần đầu, tố giác đồng phạm, có tình tiết giảm nhẹ (như tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại...); việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trừ các trường hợp sau:
a) Bị can, bị cáo dùng thủ đoạn xảo quyệt, phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
c) Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã.
d) Phạm nhiều tội;
đ) Phạm tội nhiều lần.
Điều 8. Thực hiện việc đặt tiền để bảo đảm
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất phải hoàn thành việc đặt tiền.
Trong trường hợp vì trở ngại khách quan hoặc lý do bất khả kháng mà không thể hoàn thành việc đặt tiền để bảo đảm đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi hết trở ngại khách quan hoặc lý do bất khả kháng không còn nữa.
2. Việc đặt tiền để bảo đảm được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nộp tiền tại Kho bạc nhà nước thì người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mang theo Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm để Kho bạc Nhà nước kiểm tra và làm các thủ tục nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra hoặc của Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Người nộp lập 3 liên Giấy nộp tiền vào tài khoản (theo mẫu của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách, Kho bạc). Trong đó, 01 liên Giấy nộp tiền vào tài khoản để báo Có cho chủ tài khoản, 01 liên Giấy nộp tiền vào tài khoản trả lại cho người nộp. Chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm tổng hợp các đương sự đã nộp tiền để bảo đảm gửi cho cơ quan đã ra Thông báo về việc đặt tiền để bảo đảm.
Sau khi hoàn tất thủ tục nộp tiền, Kho bạc Nhà nước lưu 01 liên Giấy nộp tiền vào tài khoản, trả 01 liên Giấy nộp tiền vào tài khoản kèm Thông báo về việc đặt tiền để đảm bảo cho người nộp tiền, gửi 01 liên Giấy nộp tiền vào tài khoản cho chủ tài khoản tạm giữ để báo Có.
b) Trường hợp nộp tiền tại cơ quan tài chính trong Quân đội thì cơ quan nhận tiền có trách nhiệm lập biên bản giao nhận tiền nộp, có chữ ký xác nhận của bên nộp tiền, bên nhận tiền.
Biên bản được lập thành 03 bản, trong đó 01 bản giao cho đại diện cơ quan ra Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm, 01 bản giao cho người nộp tiền, 01 bản lưu tại cơ quan tài chính đã lập biên bản.
Điều 9. Quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
1. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được liên giấy nộp tiền vào tài khoản tạm giữ hoặc biên bản về việc nộp tiền quy định tại
Khi ra quyết định phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, Viện kiểm sát phải quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn (hủy bỏ biện pháp tạm giam, thay thế bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm).
Trách nhiệm gửi quyết định phê chuẩn đến cơ sở giam giữ thuộc về Cơ quan điều tra.
2. Trong giai đoạn truy tố, xét xử:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được liên giấy nộp tiền vào tài khoản tạm giữ hoặc biên bản về việc nộp tiền quy định tại
Khi ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, Viện kiểm sát, Tòa án phải quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn (hủy bỏ biện pháp tạm giam, thay thế bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm) và gửi ngay quyết định đó đến cơ sở đang giam giữ bị can, bị cáo để thi hành.
3. Quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, quyết định của Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm phải được giao cho bị can, bị cáo, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, đồng thời, gửi cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ, cơ sở đang giam giữ bị can, bị cáo.
4. Thời hạn đặt tiền được tính theo thời hạn điều tra, truy tố, xét xử. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù được tính đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Trong trường hợp gia hạn điều tra, truy tố, xét xử, hoãn thi hành án phạt tù thì thời hạn đặt tiền để bảo đảm được tính theo thời gian gia hạn điều tra, truy tố, xét xử, hoãn thi hành án phạt tù.
HỦY BỎ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM VÀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI TIỀN ĐẶT ĐỂ BẢO ĐẢM
Điều 10. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm
1. Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
b) Bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Bị can, bị cáo chết;
d) Bị can, bị cáo đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan;
đ) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam;
e) Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm được thực hiện như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, thì cùng với việc ra bản án, Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
d) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh bắt bị can để tạm giam;
đ) Đối với trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ, đồng thời, yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, bị cáo; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ, đồng thời Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can.
3. Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm phải ghi rõ việc xử lý đối với tiền đã đặt để bảo đảm và phải được giao cho bị can, bị cáo, người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, đồng thời, gửi cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ và Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong Quân đội đang quản lý tiền đã được đặt để bảo đảm.
1. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, tiền đã đặt để bảo đảm được trả lại cho bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là chủ sở hữu số tiền theo cam kết khi đề nghị được đặt tiền để bảo đảm. Trường hợp bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất chết thì tiền đã đặt để bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế.
2. Trường hợp quy định tại điểm b và
Điều 12. Thủ tục trả lại tiền đặt để bảo đảm
1. Thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm đang do Kho bạc Nhà nước quản lý tại tài khoản tạm giữ được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận được quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, người được trả lại tiền phải gửi cho chủ tài khoản tạm giữ là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (trong giai đoạn điều tra, truy tố) hoặc Tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm (trong giai đoạn xét xử) đơn đề nghị trả lại tiền đã đặt để bảo đảm kèm theo bản phôtô giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu và quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị và các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước trả lại tiền đã đặt để bảo đảm và giao hồ sơ cho người làm đơn đề nghị để nộp cho Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận lại tiền.
Hồ sơ đề nghị gửi Kho bạc Nhà nước gồm có: quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và 02 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi (theo mẫu của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước);
c) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Sau khi trả lại tiền đã đặt để bảo đảm, Kho bạc Nhà nước lưu 01 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi và chuyển 01 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi cho đơn vị mở tài khoản tạm giữ. Đơn vị mở tài khoản tạm giữ sẽ rà soát, tổng hợp gửi cho cơ quan đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm để đơn vị này lưu vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì sau khi nhận được 01 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, Viện kiểm sát chuyển ngay cho Cơ quan điều tra đang tiến hành tố tụng đối với vụ án để lưu vào hồ sơ.
2. Thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm đang do cơ quan tài chính có thẩm quyền trong Quân đội quản lý được thực hiện như sau:
a) Sau khi có quyết định hủy bỏ quyết định biện pháp đặt tiền bảo đảm trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, bị can, bị cáo hoặc người được ủy quyền của họ, người thân thích của bị can, bị cáo, người đại diện của họ phải có văn bản đề nghị cơ quan đang tiến hành tố tụng đối với vụ án lập hồ sơ đề nghị trả lại tiền đã đặt để bảo đảm;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan tiếp nhận đề nghị phải lập hồ sơ đề nghị cơ quan tài chính trong Quân đội trả lại tiền đã đặt để bảo đảm.
Hồ sơ đề nghị gửi cơ quan tài chính trong Quân đội gồm có: văn bản đề nghị lập hồ sơ của bị can, bị cáo hoặc người được bị can, bị cáo ủy quyền, người thân thích của bị can, bị cáo, người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất; quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và Biên bản nộp tiền được đặt để bảo đảm quy định tại
Hồ sơ đề nghị được giao cho người được trả lại tiền theo quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm để làm thủ tục nhận lại tiền.
c) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, cơ quan tài chính trong Quân đội làm thủ tục trả lại tiền đã được đặt để bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Khi trả lại tiền được đặt để bảo đảm, cơ quan tài chính trong Quân đội phải lập biên bản có chữ ký của bên trả và bên nhận. Biên bản được lập thành 03 bản, bên trả giữ 01 bản, bên nhận giữ 01 bản và 01 bản được gửi cho cơ quan đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm để lưu vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì sau khi nhận được biên bản trả lại tiền cho bị can, Viện kiểm sát chuyển ngay cho Cơ quan điều tra đang tiến hành tố tụng đối với vụ án để lưu vào hồ sơ.
Điều 13. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước tiền đã đặt để bảo đảm
Thủ tục tịch thu, nộp ngân sách nhà nước tiền đã đặt để bảo đảm được thực hiện như việc tịch thu sung quỹ nhà nước đối với vật chứng vụ án theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này các mẫu văn bản, giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị được đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 01, 02).
2. Giấy ủy quyền (mẫu số 03).
3. Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 04).
4. Quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm dùng cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (mẫu số 05, 06, 07).
5. Quyết định phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 08).
6. Quyết định không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 09).
7. Biên bản đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 10).
8. Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm (mẫu số 11).
9. Biên bản trả lại tiền đã được đặt để bảo đảm (mẫu số 12).
Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 9 năm 2018 và thay thế Thông tư liên tịch số 17/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC- TANDTC ngày 14/11/2013 hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
1. Các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch này nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan phản ánh về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH | KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
|
| KT. CHÁNH ÁN
|
Nơi nhận: |
Mẫu số 01 (dùng cho bị can/bị cáo là người trên 18 tuổi)
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM
Kính gửi (1): ……………………………………….
Tên tôi là: ………………………………………Nam, nữ: ......................................................
Sinh ngày …………. tháng ……… năm …..........................................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Quốc tịch: …………...... Dân tộc: …………………………. Tôn giáo: ..................................
Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu......................................................................
Ngày cấp ………………………………………Nơi cấp .........................................................
Bị khởi tố/truy tố về tội : .....................................................................................................
quy định tại (2).............. theo Quyết định số: …………ngày …... tháng ……... năm ……….
của ....................................................................................................................................
Hiện đang bị tạm giam tại: ..................................................................................................
Sau khi nghiên cứu các quyền và nghĩa vụ, tôi xin đề nghị được đặt số tiền để bảo đảm là:
........................................................ VNĐ (Viết bằng chữ:……………………………….. ).
Tôi xin cam đoan số tiền trên thuộc sở hữu hợp pháp của tôi và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản …………… Điều …………… Thông tư liên tịch số …………………..Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bị can, bị cáo. Nếu vi phạm một trong những nghĩa vụ trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| .........., ngày ... tháng ... năm … |
________________
1 Tên Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án đang tiến hành tố tụng đối với vụ án.
2 Điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
Mẫu số 02 (dùng cho bị can/bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất)
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Kính gửi (1): ………………………………………
Tôi tên là: ………………………………………Nam, nữ: ......................................................
Sinh ngày ………… tháng ………….năm ...........................................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Quốc tịch: …………….. Dân tộc: …………………….Tôn giáo: ..........................................
Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: .....................................................................
Ngày cấp ……………………………………… Nơi cấp .........................................................
Bị khởi tố/truy tố về tội ……………………………………… quy định tại ………………………… (2) theo Quyết định số: ……………… ngày ... tháng ... năm ……….. của ....................
Hiện đang bị tạm giam tại: ..................................................................................................
Sau khi nghiên cứu các quyền và nghĩa vụ, tôi xin đề nghị được đặt số tiền để bảo đảm là: ..
.......................................... VNĐ (Viết bằng chữ: ………………………………………), trong đó:
- Số tiền của bản thân tôi là: ........................................................................................ VNĐ
- Số tiền của người đại diện hợp pháp của tôi là: ........................................................ VNĐ
Tôi xin cam đoan số tiền VNĐ trên là tài sản hợp pháp. Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bị can, bị cáo được quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu vi phạm một trong những nghĩa vụ trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| .........., ngày ... tháng ... năm … |
________________
1 Tên Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án đang tiến hành tố tụng đối với vụ án.
2 Khoản, điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Tôi tên là: ………………………………………Nam, nữ: .....................................................
Sinh ngày ………… tháng ………….năm ..........................................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Quốc tịch: …………….. Dân tộc: …………………….Tôn giáo: ..........................................
Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: ....................................................................
Ngày cấp ……………………………………… Nơi cấp ........................................................
là người đại diện của bị can/bị cáo: ………………………………………sinh năm ..............
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Tôi xin tự nguyện đặt số tiền là …….………………………… VNĐ (Viết bằng chữ:.......... )
để bảo đảm cho bị can/bị cáo..............................................................................................
Tôi xin cam đoan số tiền trên thuộc sở hữu hợp pháp của tôi. Tôi chấp nhận quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về xử lý số tiền đã được đặt để bảo đảm nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam kết./.
| .........., ngày ... tháng ... năm … |
Mẫu số 03 (dùng cho bị can/bị cáo là người trên 18 tuổi)
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
………, ngày……tháng……năm ……….….
Kính gửi (1): ………………………………………
Tôi tên là: ……………………………………… Sinh năm: ....................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Bị khởi tố/truy tố về tội ................................................................................. .....quy định tại
(2) theo Quyết định số: ……………… ngày ... tháng ... năm…………… của ......................
về việc ..................................................................................................
Hiện đang bị tạm giam tại: ..................................................................................................
Tôi ủy quyền cho ông (bà):
Họ và tên ……………………………………… Nam, nữ ......................................................
Sinh ngày …………. tháng …………………năm ...............................................................
Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu ............................................................ Ngày cấp ……………………………………… Nơi cấp ........................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đặt tiền để bảo đảm./.
Xác nhận | Người ủy quyền |
________________
1 Tên Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án đang tiến hành tố tụng đối với vụ án.
2 Điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN
Họ và tên: ……………………………………… Nam, nữ: ....................................................
Sinh ngày …………………. tháng …………… năm ...........................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi đăng ký HKTT:..............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Quốc tịch: …………………… Dân tộc: ……………… Tôn giáo:.........................................
Số CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu: ....................................................................
Ngày cấp ……………………………………… Nơi cấp ........................................................
Quan hệ với bị can/bị cáo: ..................................................................................................
Tôi đồng ý thực hiện sự ủy quyền của bị can/bị cáo ..........................................................
Sinh ngày ………………… tháng ……………….. năm ........................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình/.
| .........., ngày ... tháng ... năm … |
Mẫu số 04
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
Tên cơ quan (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| , ngày tháng năm |
Kính gửi (2): ………………………………………
Căn cứ Điều ……………. của Thông tư liên tịch số: …………………………, (1) thông báo:
1. Ông/bà: ……………………………………… Nam, nữ: .....................................................
Sinh ngày ……………… tháng …………….năm .................................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Quốc tịch: ………………………… Dân tộc: ……………….. Tôn giáo: .................................
Số CMND, Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu.......................................................................
Ngày cấp ……………………………………… Nơi cấp ..........................................................
được nộp số tiền: ………………………………. VNĐ (Viết bằng chữ: ................................. )
vào tài khoản tạm giữ số ……………….của cơ quan(3) ………………. mở tại(2) ..................
2. Lý do nộp tiền: Đặt tiền để bảo đảm cho bị can/bị cáo ....................................................
Họ và tên: ……………………………………… Sinh năm: ....................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Bị khởi tố/truy tố về tội: …………………………… quy định tại ......................................... (4)
theo Quyết định số: ……………………..ngày ……….... tháng ........ năm ………..………..
của ...................................................................................................................................
- Như trên; | Chức vụ người ký |
________________
1 Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án đang tiến hành tố tụng đối với vụ án.
2 Tên Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong quân đội
3 Cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ.
4 Điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
Mẫu số 05 (Dùng cho cơ quan điều tra)
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
Tên cơ quan (1) Số: / | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………….., ngày …… tháng …… năm …………….. |
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM
Tôi: ....................................................................................................................................
Chức vụ: ............................................................................................................................
- Căn cứ Điều …………………………… (……….) và Điều 122 của Bộ luật tố tụng hình sự.
- Căn cứ Quyết định số …………. ngày ………. tháng ………. năm …………. của.............
về việc khởi tố bị can đối với bị can: ……………………………………… về tội ………………….. theo (2).
Xét thấy..............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
1. Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can:
Họ và tên: ……………………………………… Nam/nữ:......................................................
Sinh ngày ……………….. tháng …………….. năm ............................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Quốc tịch: ………………… Dân tộc: ……………Tôn giáo:..................................................
Số CMND, Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu....................................................................
Ngày cấp ……………………………………… Nơi cấp ........................................................
Hiện đang bị tạm giam tại: ..................................................................................................
2. Quyết định này được gửi đến Viện Kiểm sát ………………………………. để làm thủ tục phê chuẩn theo quy định của pháp luật.
| Chức vụ người ký |
________________
1 Tên Cơ quan điều tra đang tiến hành tố tụng đối với vụ án.
2 Điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
Mẫu số 06 (Dùng cho Viện Kiểm sát)
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
Tên cơ quan (1) Số: / | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………….., ngày …… tháng …… năm …………….. |
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM
……………………………………… (2)
- Căn cứ Điều ……………….. ( ……………. ) và Điều 122 của Bộ luật tố tụng hình sự.
- Căn cứ quyết định số ………. ngày …………. tháng ……… năm ………. của................
về việc khởi tố bị can/truy tố đối với bị can/bị cáo:.............................................................
về tội ……………………………………… theo ................................................................ (3).
Xét thấy .............................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
1. Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can/bị cáo:
Họ và tên: ……………………………………… Nam/nữ: .....................................................
Sinh ngày …………….. tháng ……………… năm ..............................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .......................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Quốc tịch: ……………………. Dân tộc: ……………. Tôn giáo: ..........................................
Hiện đang bị tạm giam tại: ..................................................................................................
2. Người được ủy quyền/người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi đã làm thủ tục nộp số tiền là …………. (bằng chữ:……………………………………… ) vào tài khoản tạm giữ số ……………………………………… của cơ quan (4) …………………mở tại (5) ..........................................................................................
3. Hủy bỏ Quyết định số …………. ngày …….. tháng .... năm ………… của ....................
về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can/bị cáo ................................................
4. Yêu cầu(6) ……………………………………… làm thủ tục trả tự do cho bị can ………………………. theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
5. Biện pháp đặt tiền để bảo đảm bị hủy bỏ và số tiền đã đặt bị tịch thu sung công quỹ Nhà nước trong các trường hợp sau đây:
a) Bị can/bị cáo không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng;
b) Bị can/bị cáo tiếp tục phạm tội do cố ý;
c) Bị can/bị cáo có hành vi tiêu hủy, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử;
d) Có chứng cứ chứng minh rằng, bị can/bị cáo sẽ bỏ trốn, tiêu hủy hoặc che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử;
đ) Bị can/bị cáo đã bỏ trốn.
| Chức vụ người ký |
________________
1 Tên Viện Kiểm sát đang tiến hành tố tụng đối với vụ án.
2 Chức vụ và tên cơ quan ra quyết định
3 Điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
4 Tên cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ.
5 Tên Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong quân đội nơi có tài khoản tạm giữ.
6 Tên cơ sở giam giữ đang tạm giam bị can, bị cáo.
Mẫu số 07 (Dùng cho cơ quan Tòa án)
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
TÒA ÁN ………………….(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……..(2)/QĐ-TA | ………, ngày……tháng……năm ……..…. |
(3) ………………………………………….
TÒA ÁN(4) ………………………………………
Căn cứ các điều 109, 122 và (5) của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm (phúc thẩm) thụ lý số:(6)..........................................
Xét thấy:(7) ..........................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can (bị cáo):(8) ....................................
Giới tính .............................................................................................................................
Sinh ngày ………. tháng …….. năm ………… tại: .............................................................
Quốc tịch: ………………………. ; Dân tộc: …………………; Tôn giáo: ..............................
Nghề nghiệp: ......................................................................................................................
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: .........................................................................................
cấp ngày …………. tháng ………..năm ……….Nơi cấp: ....................................................
Nơi cư trú: .........................................................................................................................
Hiện đang tạm giam tại: ......................................................................................................
Thời áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm(9) …………. để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án.
Điều 2
1. Quyết định này(10) ……………………………………… và có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Kể từ ngày hết thời hạn áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nếu Quyết định này không bị thay thế hoặc hủy bỏ thì số tiền đã được đặt cọc(11) ……………………………………….được trả lại cho ............................
3. Trường hợp bị can (bị cáo) vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản 2 Điều 122 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
Điều 3
Bị can (bị cáo): ………………; Kho bạc Nhà nước …………………………………..; Cơ sở giam giữ ……………………………………… có trách nhiệm thi hành Quyết định này(12).
| …………………..(13) |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07
(1) và (4) ghi tên Tòa án nhân dân giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (ví dụ: Tòa án quân sự Khu Vực 1, Quân Khu 4).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: số: 01/2017/QĐ-TA).
(3) trường hợp Chánh án hoặc Phó Chánh án thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm thì ghi “Thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm”.
Trường hợp tại cấp sơ thẩm Viện Kiểm sát đã áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nhưng tại tòa án đã hết thời hạn áp dụng hoặc trường hợp tại tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nhưng tại cấp phúc thẩm đã hết thời hạn áp dụng mà xét thấy cần tiếp tục áp dụng biện pháp này (nếu trước ngày mở phiên tòa) thì Thẩm phán chủ tọa ra quyết định thì ghi “Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm”.
(5) trường hợp tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định thì ghi 278; tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định thì ghi 347.
(6) trường hợp thụ lý sơ thẩm thì ghi số:.../.../TLST-HS ngày...tháng...năm...; trường hợp thụ lý phúc thẩm thì ghi số:.../.. ./TLPT-HS ngày.. .tháng.. .năm....
(7) trong nội dung này phân tích, đánh giá các điều kiện để áp dụng biện pháp này đối với từng trường hợp cụ thể.
(8) trước khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì ghi “bị can” và sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì ghi “bị cáo”; nếu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm thì ghi tên Viện kiểm sát truy tố, tội danh bị truy tố, điều, khoản, điểm theo Bộ luật Hình sự; nếu trong giai đoạn xét xử phúc thẩm thì ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm, hình phạt, tội danh, điều, khoản, điểm bị áp dụng theo Bộ luật Hình sự.
(9) tùy từng trường hợp cụ thể xác định thời hạn áp dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
(10) trường hợp quyết định do Chánh án hoặc Phó Chánh án ban hành thì ghi cụm từ: “thay thế Quyết định tạm giam số.../.../....-QĐTG ngày...tháng...năm của...”. Trường hợp thay thế quyết định tạm giam của Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì ghi rõ số ký hiệu, ngày, tháng, năm, người có thẩm quyền ban hành quyết định.
Trường hợp quyết định “Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm” như hướng dẫn tại đoạn hai mục (3) thì không ghi cụm từ trên và bỏ từ “và”.
(11) ghi cụ thể số tiền đã đặt cọc theo liên giấy nộp tiền vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nào.
(12) ghi đầy đủ họ tên của bị can (bị cáo; tên của Kho bạc Nhà nước; tên của cơ sở giam giữ.
(13) ghi rõ chức danh hoặc chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.
(14) Viện kiểm sát cùng cấp; những người phải thi hành tại Điều 4.
Mẫu số 08
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
Tên cơ quan (1) Số: / | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………….., ngày …… tháng …… năm …………….. |
PHÊ CHUẨN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM
…………………………………….. (2)
- Căn cứ các Điều ……………., …………………. của Bộ luật tố tụng hình sự.
- Xét Quyết định số ……….. ngày …………. tháng……….. năm ………. của...........................
về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can.............................................
bị khởi tố về tội: ……………………………………… quy định tại........................................
…………………………………… (3) theo Quyết định số …………….ngày ….. tháng .... năm ……. của
QUYẾT ĐỊNH
1. Phê chuẩn Quyết định số ………… ngày …… tháng …… năm ……….. của ..................
về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can ............................................
2. Hủy bỏ Quyết định số …………. ngày …… tháng …… năm ……….. của ....................... về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can ..................................................................
3. Yêu cầu .................(4) làm thủ tục trả tự do cho bị can ...................................................... theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự./.
| Tên cơ quan |
________________
1 Tên Viện Kiểm sát ra quyết định.
2 Chức vụ và tên Viện Kiểm sát ra quyết định.
3 Khoản, điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
4 Tên cơ sở giam giữ đang tạm giam bị can, bị cáo.
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
Tên cơ quan (1) Số: / | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………….., ngày …… tháng …… năm …………….. |
KHÔNG PHÊ CHUẨN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM
……………………………………… (2)
- Căn cứ các điều 41, 122 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Xét Quyết định số ……………… ngày …… tháng …… năm ……….. của..............................
KHÔNG PHÊ CHUẨN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM Nhận thấy .........................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
1. Không phê chuẩn Quyết định số ………….. ngày .... tháng .... năm ………….. của.............. về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can ............................................
2. Yêu cầu ……………………… (4) ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm để trả lại tiền đã đặt để bảo đảm cho bị can./.
| Tên cơ quan |
________________
1 Tên Viện Kiểm sát ra quyết định.
2 Chức vụ và tên Viện Kiểm sát ra quyết định.
3 Khoản, điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
4 Tên cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
Mẫu số 10 (Dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quân đội)
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
Tên cơ quan (1) Số: / | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………….., ngày …… tháng …… năm …………….. |
Hồi ………. giờ ………. ngày …… tháng …… năm ……….. tại(2) .......................................
..........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
1. Bên nhận tiền
........................................................................................................................................ (1)
Đại diện là ông (bà) ………………………………………, chức vụ: .......................................
2. Bên đặt tiền để bảo đảm
Họ và tên: ……………………………………… (3) Nam, nữ: ...................................................
Sinh ngày …… tháng …… năm ……….................................................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Quốc tịch: ……………………. Dân tộc: ……………. Tôn giáo: .............................................
Số CMND, Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu........................................................................
Ngày cấp ……………………………………… Nơi cấp ...........................................................
Với sự chứng kiến của đại diện cơ quan ra Thông báo về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm,
Đã tiến hành việc đặt tiền để bảo đảm thay thế biện pháp tạm giam theo Thông báo số .............. ngày …… tháng …… năm ……….. của (4) về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can/bị cáo:
Họ và tên: ……………………………………… Nam/nữ: .....................................................
Sinh ngày …… tháng …… năm ………..............................................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Quốc tịch: ……………………. Dân tộc: ……………. Tôn giáo: ...........................................
Số CMND, Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu......................................................................
Ngày cấp ……………………………………… Nơi cấp .........................................................
Bị khởi tố/truy tố về tội: ……………………………………… quy định tại........................... (5)
theo Quyết định số …………. ngày …… tháng …… năm ……….. của ........................... (6)
về việc ...............................................................................................................................
Số tiền được đặt để bảo đảm là: ........................................................................................
Bên nhận đã nhận đủ số tiền đã được liệt kê trên đây.
Biên bản gồm ………… trang, được lập thành ba bản, có nội dung và giá trị như nhau. Biên bản được giao cho bên đặt tiền, bên nhận tiền và cơ quan ra Thông báo về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, mỗi bên giữ một bản.
Bên đặt tiền
| Đại diện cơ quan nhận tiền |
Đại diện cơ quan chứng kiến việc đặt tiền
|
________________
1 Tên cơ quan tài chính trong quân đội thực hiện việc nhận tiền.
2 Địa chỉ nơi tiến hành việc đặt tiền.
3 Người được ủy quyền hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc người thân thích của người có nhược điểm về tâm thần, thể chất.
4 Tên cơ quan tiến hành tố tụng trong quân đội đã ra Thông báo.
5 Khoản, điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
6 Tên cơ quan ra quyết định khởi tố/truy tố bị can.
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
Tên cơ quan (1) Số: / | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………….., ngày …… tháng …… năm …………….. |
HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM
………………………………………(2)
- Căn cứ các Điều …………… (………….) và Điều ………….. của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Xét thấy .............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Hủy bỏ Quyết định số ………… ngày …… tháng …… năm ……….. của...............
về việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can/bị cáo:
Họ và tên: ……………………………………… Nam/nữ: ......................................................
Sinh ngày …… tháng …… năm ……….. tại .......................................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi đăng ký HKTT: ........... .................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Quốc tịch: ……………………. Dân tộc: ……………. Tôn giáo: ............................................
Số CMND, Thẻ căn cước công dân......................................................................................
Ngày cấp ……………………………………… Nơi cấp .........................................................
Bị khởi tố/truy tố về tội theo quy định tại............................................................................ (3)
Hiện đang bị tạm giam tại: ..................................................................................................
Điều 2. Đối với khoản tiền đã đặt để bảo đảm được xử lý như sau:....................................
..........................................................................................................................................
| Tên cơ quan |
________________
1 Tên Cơ quan ra quyết định.
2 Chức vụ và tên cơ quan ra quyết định.
3 Khoản, điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng.
Mẫu số 12 (Dùng cho cơ quan tài chính trong quân đội)
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-BCA- BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 7 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính)
Tên cơ quan (1) Số: / | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……………….., ngày …… tháng …… năm …………….. |
BIÊN BẢN TRẢ LẠI TIỀN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT ĐỂ BẢO ĐẢM
Hồi ………. giờ ………… ngày …… tháng …… năm ……….. tại(2) ...................................
Chúng tôi gồm:
1. Bên trả lại tiền
........................................................................................................................................ (1)
Đại diện là ông (bà)……………………………………… , Chức vụ: .....................................
2. Bên nhận lại tiền
Bị can, bị cáo, người được ủy quyền/người đại diện của bị can, bị cáo
Họ và tên(3): ……………………………………… , Nam, nữ: ...............................................
Sinh ngày …… tháng …… năm ………..............................................................................
Quê quán: ..........................................................................................................................
Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................
Chỗ ở hiện nay: ..................................................................................................................
Quốc tịch: ……………………. Dân tộc: ……………. Tôn giáo: ..........................................
Số CMND/Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu.....................................................................
Ngày cấp ……………………………………… Nơi cấp ........................................................
Với sự chứng kiến của đại diện cơ quan ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm,
Đã tiến hành trả lại toàn bộ số tiền đã được đặt để bảo đảm theo Quyết định số …….…..
ngày …… tháng …… năm ……….. của về việc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và Biên bản đặt tiền để bảo đảm số ……………..… ngày …… tháng …… năm ……….. do ………………………………………(4) lập.
________________
(1) Tên cơ quan tài chính trong quân đội thực hiện việc trả lại tiền.
(2) Địa chỉ nơi tiến hành việc trả lại tiền.
(3) Bị can, bị cáo, người được ủy quyền hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người thân thích của người có nhược điểm về tâm thần, thể chất.
(4) Tên cơ quan tài chính trong quân đội dã lập Biên bản đặt tiền để bảo đảm.
Số tiền được trả lại là: ........................................................................................................
Bên nhận đã nhận đủ số tiền đã được liệt kê trên đây.
Biên bản gồm ……….. trang, được lập thành ba bản, có nội dung và giá trị như nhau.
Biên bản được giao cho bên trả lại tiền, bên nhận lại tiền và cơ quan ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, mỗi bên giữ một bản.
Bên nhận lại tiền
| Đại diện cơ quan trả lại tiền |
Đại diện cơ quan chứng kiến việc trả lại tiền
|
- 1Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao ban hành
- 3Thông tư 105/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 153/2013/TT-BTC về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp
- 1Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 2Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Hiến pháp 2013
- 4Thông tư 105/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 153/2013/TT-BTC về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Bộ luật hình sự 2015
- 6Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 7Nghị định 115/2017/NĐ-CP quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp
Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 07/08/2018
- Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Lê Quý Vương, Lê Hữu Thể, Lê Chiêm, Nguyễn Trí Tuệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/09/2018
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết