Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04-TT/LB | Hà Nội , ngày 21 tháng 11 năm 1990 |
Ngày 20-2-1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có Quyết định số 47-CT về quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Để thực hiện tốt quyết định này và phân rõ trách nhiệm của các ngành về mặt quản lý trong công tác bảo vệ sản xuất nông nghiệp, đồng thời để thống nhất trong việc bảo vệ sản xuất kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm hướng dẫn một số điểm dưới đây:
I- QUY ĐỊNH DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬTĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG NƯỚC
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm sẽ có quy định danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở trong nước bao gồm: chủng loại, dạng thuốc, tiêu chuẩn chất lượng, quy định chế độ và tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định này để làm cơ sở cho việc quản lý và tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, gia công, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
II- VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, GIA CÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1/ Để đảm bảo nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật cho sản xuất nông nghiệp, đầu quý IV năm trước, trên cơ sở dự kiến kế hoạch sản xuất nông nghiệp, quy luật phát sinh phát triển của sâu bệnh, kết quả dự tính dự báo... Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có văn bản đề xuất nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật cho năm kế hoạch bao gồm: số lượng, chủng loại, dạng thuốc bảo vệ thực vật cho từng năm, từng vụ, từng vùng để Bộ Công nghiệp nặng và các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật khác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo sản xuất, gia công phục vụ nông nghiệp.
2/ Việc đề xuất nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm chỉ có tính chất định hướng và có thể điều chỉnh theo tình hình sâu bệnh thực tế.
3/ Cứ tháng đầu mỗi quý, đầu vụ và khi có đột xuất hai Bộ cùng nhau rà soát lại kế hoạch sản xuất thuốc hoá chất bảo vệ thực vật cho sát với tình hình thực tế.
III- VỀ SẢN XUẤT, GIA CÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1/ Bộ Công nghiệp nặng dựa vào đề xuất nhu cầu thuốc hoá chất bảo vệ thực vật hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, tổ chức, chỉ đạo các đơn vị sản xuất, gia công đúng số lượng, chủng loại, dạng thuốc và đúng tiêu chuẩn, chất lượng các loại thuốc hoá chất bảo vệ thực vật. Những loại thuốc bảo vệ thực vật trong nước không sản xuất, gia công được, dựa vào yêu cầu sản xuất thực tế hàng năm mà có kế hoạch nhập thuốc thành phẩm của nước ngoài.
2/ Các tổ chức quốc doanh, tập thể, tư nhân có đủ điều kiện sản xuất, gia công hoá chất bảo vệ thực vật, phải được xem xét trước của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, trên cơ sở đó Bộ Công nghiệp nặng mới cấp giấy phép cho sản xuất, gia công thuốc hoá chất bảo vệ thực vật (kể cả đơn vị cũ và mới).
3/ Các tổ chức quốc doanh, tập thể và tư nhân có điều kiện sản xuất, gia công các loại thuốc bảo vệ thực vật khác (không phải hoá chất bảo vệ thực vật) phải có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
4/ Hàng tháng các cơ sở sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật phải thông báo cho hai Bộ biết kết quả và khó khăn trong sản xuất, gia công để cân đối, điều hoà thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất.
IV- VỀ XUẤT NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1/ Bộ Thương nghiệp chỉ cấp giấy phép nhập khẩu nguyên liệu, phụ gia để chế tạo thuốc bảo vệ thực vật cho các cơ sở sản xuất, gia công, đơn vị kinh doanh và các đơn vị có chương trình hợp tác quốc tế trên cơ sở xác nhận của hai Bộ: Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Công nghiệp nặng.
2/ Bộ Thương nghiệp chỉ cấp giấy phép xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho các đơn vị khi có xác nhận của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm để đảm bảo nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật trong nước hoặc thấy cần thiết, ngoại trừ việc gia công cho các công ty nước ngoài.
3/ Nếu vì nhu cầu cấp thiết phải nhập thuốc thành phẩm, các đơn vị phải được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Công nghiệp nặng.
V- VỀ CUNG ỨNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1/ Bộ Công nghiệp nặng chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo cung ứng đủ thuốc hoá chất bảo vệ thực vật cho sản xuất nông nghiệp.
2/ Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc cung ứng thuốc bảo vệ thực vật và quy định hướng dẫn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
3/ Các cơ sở sản xuất, gia công và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có quyền cung ứng trực tiếp nhưng cần gắn với tổ chức bảo vệ thực vật các cấp hoặc có quyền mở các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật ở các địa phương, nhưng phải bảo đảm những nguyên tắc sau đây:
- Người bán thuốc và đại lý thuốc bảo vệ thực vật phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh và xin mở đại lý với cơ quan quản lý được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ nhiệm và bắt buộc phải có kiến thức bảo vệ thực vật hoặc hoá chất bảo vệ thực vật, phải có giấy chứng nhận do cơ quan ngành bảo vệ thực vật tỉnh trở lên cấp.
- Chỉ được bán các chủng loại thuốc, dạng thuốc đúng tiêu chuẩn, chất lượng nằm trong danh mục mà Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm quy định. Thuốc bán phải có tên nhãn và đóng dấu chất lượng sản phẩm đúng quy định Nhà nước.
- Nơi bán thuốc phải thuận tiện cho người tiêu dùng, phải niêm yết giá bán thuốc các loại, không được để ô nhiễm môi trường, môi sinh chung quanh.
4/ Hàng tháng các đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải báo cáo cho hai Bộ biết kết quả cung ứng và lượng tồn kho.
5/ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc sản xuất ra và thuốc bán cho người tiêu dùng.
Bộ Công nghiệp nặng và Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm đề nghị các ngành, các địa phương hướng dẫn các đơn vị thuộc quyền thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc hoặc đề xuất đề nghị phản ánh về hai Bộ để nghiên cứu bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Lê Văn Dỹ (Đã ký) | Ngô Thế Dân (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 12/2006/CT-BNN về phòng trừ rầy nâu hại lúa đông xuân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 2289/QĐ-UBT-97 về bản Quy định quản lý Nhà nước về lưu thông sử dụng, sản xuất gia công kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- 1Chỉ thị 12/2006/CT-BNN về phòng trừ rầy nâu hại lúa đông xuân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 47-CT năm 1990 về việc quản lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 2289/QĐ-UBT-97 về bản Quy định quản lý Nhà nước về lưu thông sử dụng, sản xuất gia công kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
Thông tư liên tịch 04-TT/LB năm 1990 hướng dẫn QĐ 47/CT về quản lý, sản xuất, sử dụng, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Công nghiệp nặng và nông nghiệp - Bộ Công nghiệp thực phẩm ban hành
- Số hiệu: 04-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 21/11/1990
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
- Người ký: Lê Văn Dỹ, Ngô Thế Dân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/11/1990
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra