- 1Quyết định 315-HĐBT năm 1990 về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Chỉ thị 138-CT năm 1991 về mở rộng diện trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 222-HĐBT năm 1991 Quy định về cụ thể hoá một số điều trong Luật công ty do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 388-HĐBT năm 1991 về Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Thông tư liên tịch 01-LB/TT năm 1992 hướng dẫn Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388-HĐBT do Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ban hành
BỘ TÀI CHÍNH-UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04-LB/TT | Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 1992 |
CỦA UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC - BỘ TÀI CHÍNHSỐ 04-LB/TT NGÀY 11 THÁNG 6 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN BỔ SUNGTHI HÀNH QUY CHẾ VỀ THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂDOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định 388-HĐBT ngày 20-11-1991 và Nghị định
156-HĐBT sửa đổi bổ sung Nghị định 388-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng)
Căn cứ Nghị định 156-HĐBT ngày 7 tháng 5 năm 1992 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 388-HĐBT ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước của Hội đồng Bộ trưởng;
Tiếp theo Thông tư liên bộ số 01-TT/LB ngày 13-2-1992 của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước;
Theo đề nghị của các ngành và địa phương, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số điểm sau:
1.1. Những doanh nghiệp do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định thành lập: Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì thẩm định và đề nghị.
1.2. Những doanh nghiệp trực thuộc các Bộ, ngành Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì thẩm định và kiến nghị lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Bộ trưởng quản lý ngành ký quyết định thành lập các doanh nghiệp trực thuộc Bộ sau khi có văn bản đồng ý của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
1.3. Những doanh nghiệp trực thuộc địa phương (bao gồm doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, thành phố và huyện thị nếu có): do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật chủ trì thẩm định và ra văn bản thông báo đồng ý để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký quyết định thành lập.
1.4. Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật trong trường hợp này được hiểu là Bộ quản lý ngành dọc. Ví dụ: tất cả các doanh nghiệp thuộc Sở Xây dựng kể cả doanh nghiệp cơ khí sản xuất máy móc xây dựng thuộc Sở Xây dựng thì gửi hồ sơ đến Bộ Xây dựng. Còn các doanh nghiệp thuộc Sở Công nghiệp thì tuỳ theo ngành mà gửi hồ sơ đến Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ...
2.1. Những doanh nghiệp có trước Nghị định 388-HĐBT nay thành lập lại:
a. Tất cả các hồ sơ do UBND tỉnh, thành phố là cơ quan sáng lập sẽ gửi đến Bộ quản lý ngành dọc. Bộ quản lý ngành dọc xem xét và phát biểu bằng văn bản đến Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đối với những doanh nghiệp do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký quyết định thành lập, đồng thời Bộ quản lý ngành dọc tổ chức thẩm định những doanh nghiệp do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ký quyết định thành lập.
b. Đối với những ngành nghề theo quy định của Nhà nước phải có giấy phép hành nghề (như ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, xây dựng, chế biến gỗ và lâm sản, in, xuất bản, dược phẩm...) thì phải gửi bản sao giấy phép của các Bộ liên quan đã cấp trước đây hoặc xin giấy phép mới. Đối với những ngành nghề khác, cơ quan thẩm định của của các Bộ mời đại diện các Bộ liên quan đến tham gia ý kiến và ghi vào biên bản thẩm định.
c. Những doanh nghiệp thuộc Sở Công nghiệp nếu kinh doanh nhiều ngành nghề thì chọn ngành quan trọng nhất (hoặc chiếm tỷ trọng doanh số cao nhất, hoặc có truyền thống lâu hơn và sẽ phát triển mạnh hơn) là căn cứ để gửi hồ sơ cho Bộ, ngành dọc liên quan.
Ví dụ: một doanh nghiệp vừa dệt, vừa chế tạo thiết bị vừa phát điện, nếu chọn ngành dệt là ngành chủ yếu thì gửi hồ sơ đến Bộ Công nghiệp nhẹ, nếu chọn ngành cơ khí thì chuyển hồ sơ đến Bộ Công nghiệp nặng...
d. Ý kiến xác nhận của UBND cấp tỉnh, thành phố về cơ sở hạ tầng và môi trường đối với các doanh nghiệp trực thuộc Trung ương: Cơ quan thường trực chỉ đạo thực hiện Nghị định 388-HĐBT của địa phương tổ chức xem xét và trực tiếp xác nhận từng trường hợp những doanh nghiệp đang có vướng mắc về quy hoạch và môi trường khi có một cơ quan liên quan đề nghị kiểm tra lại. Những doanh nghiệp trước đây đã được các cơ quan liên quan cho phép khi duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật nay vẫn hoạt động bình thường thì không cần phải có giấy xác nhận lại để giảm bớt những thủ tục không cần thiết.
2.2. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập sau Nghị định 388-HĐBT. Hồ sơ do UBND tỉnh hoặc Bộ là cơ quan sáng lập đều phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý ngành dọc (như mục 2.1. trên đây) và ý kiến của Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật liên quan (theo phần B trong phụ lục 1 của Thông tư liên Bộ 01-TT/LB và hướng dẫn bổ sung).
- Đơn xin thành lập (bản gốc).
- Bản điều lệ (hoặc quy chế, nội quy) do Bộ trưởng hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận cho phép áp dụng (bản gốc).
- Bản báo cáo quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Biên bản giao nhận vốn (đối với những doanh nghiệp đã được giao vốn). Những doanh nghiệp chưa làm xong việc giao vốn, cần tiến hành ngay việc giao vốn. Nếu không kịp thì cần có xác nhận của cơ quan tài chính về số vốn hiện có, trong đó có chia ra vốn NSNN cấp và vốn tự bổ sung.
- Bản khai các nguồn vốn bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động bình thường theo kế hoạch kinh doanh năm 1992 có xác nhận của Bộ hoặc Sở chủ quản (bản gốc).
- Kế hoạch năm 1992 và phương hướng kế hoạch 1993-1995 (kèm theo phụ lục 5 trong Thông tư liên bộ số 01-TT/LB).
Để thực hiện việc thống nhất lưu trữ hồ sơ các doanh nghiệp Nhà nước, các Bộ gửi 1 bộ hồ sơ các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc địa phương đã thẩm định về Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
5.1. Doanh nghiệp đưa một phần vốn tham gia liên doanh với các đơn vị kinh tế khác: Thực hiện theo Nghị định 388-HĐBT về thủ tục thành lập, quản lý vốn. Vốn gốc và vốn đưa tham gia liên doanh đều là vốn do doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển, vì vậy phải phản ánh trong tổng vốn của đơn vị gốc.
5.2. Doanh nghiệp tiếp nhận vốn liên doanh của các đơn vị kinh tế khác hoặc vốn đầu tư của nước ngoài:
- Liên doanh hạch toán chung trên tổng vốn của doanh nghiệp thì áp dụng theo Luật công ty hoặc Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Liên doanh hạch toán riêng một bộ phận: thực hiện theo Nghị định 388-HĐBT như trường hợp đưa một phần vốn tham gia liên doanh bên ngoài.
5.3. Đơn vị thành lập từ vốn góp của các doanh nghiệp Nhà nước: nếu hạch toán độc lập thì thực hiện theo Nghị định 388-HĐBT.
7. Về Phụ lục số 5 của Thông tư liên bộ số 01-TT/LB:
7.1. Mục 1: Tổng mức vốn ghi theo biên bản giao nhận vốn: Trường hợp doanh nghiệp chưa tiến hành giao vốn thì ghi theo số liệu quyết toán được duyệt của các năm tương ứng. Trường hợp quyết toán chưa được duyệt thì có xác nhận của cơ quan tài chính. Nếu sáp nhập nhiều doanh nghiệp thành một doanh nghiệp mới thì tổng hợp nguồn vốn của tất cả các đơn vị được sáp nhập lại.
7.2. Mục 2: Giá trị tài sản cố định còn lại (tính đến 31-12) căn cứ vào số liệu trên bảng tổng kết tài sản đã được duyệt quyết toán theo các năm tương ứng. Trong đó:
- Vốn ngân sách cấp, bao gồm các khoản vốn ngân sách cấp và coi như ngân sách cấp; cách tính toán như trong quy định ban hành kèm theo Chỉ thị số 138-CT ngày 25-4-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc mở rộng diện trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị cơ sở quốc doanh.
- Vay ngân hàng: được ghi căn cứ vào số dư trên bảng tổng kết tài sản đã được duyệt quyết toán theo các năm tương ứng.
- Huy động khác: ghi rõ từng nguồn huy động cụ thể (nếu có), bao gồm: vốn vay của các tổ chức hoặc cá nhân kể cả ở trong nước và nước ngoài; và các nguồn khác.
7.3. Mục 3: Vốn lưu động: ghi theo số liệu trên bảng tổng kết tài sản đã được duyệt quyết toán theo các năm tương ứng.
8. Lệ phí xin thành lập doanh nghiệp.
8.1. Đối tượng nộp lệ phí là các doanh nghiệp Nhà nước được quy định tại điểm 1 Thông tư liên Bộ 01-TT/LB, khoản nộp lệ phí được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
8.2. Các doanh nghiệp trực tiếp nộp lệ phí cùng hồ sơ cho cơ quan thường trực xem xét thủ tục sáng lập bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Cơ quan sáng lập được trích lại 50% (năm mươi phần trăm) và nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức lệ phí thu được cùng một lúc với hồ sơ đề nghị thành lập các doanh nghiệp cho cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định các hồ sơ này.
8.3. Cơ quan thường trực xem xét hồ sơ sáng lập và thẩm định các cấp có trách nhiệm chuyển lệ phí thu được vào kho bạc Nhà nước ở tài khoản cơ quan quản lý trực tiếp của mình và rút ra chi tiêu theo dự toán được duyệt tại kho bạc Nhà nước.
8.4. Lệ phí được sử dụng cho yêu cầu tổ chức nghiên cứu xác nhận hồ sơ, thẩm định và lưu trữ tất cả các hồ sơ liên quan về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước.
Thực hiện đúng chế độ tài chính quy định hiện hành về thu, sử dụng lệ phí và quyết toán với cơ quan tài chính các cấp. Cuối năm số lệ phí còn lại nộp vào Ngân sách Nhà nước (mục 30 thu khác về thuế của NSNN).
Cơ quan thường trực thẩm định của Bộ, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước báo cáo quyết toán về Bộ Tài chính.
Cơ quan thường trực của UBND tỉnh, thành phố báo cáo quyết toán về Sở Tài chính - vật giá.
8.5. Quản lý chứng từ thu lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính: Sử dụng biên lai thống nhất do Tổng cục Thuế Bộ Tài chính phát hành (nhận tại Cục thuế địa phương) và đóng dấu từng tờ biên lai trước khi thu tiền.
9.1. Về nguyên tắc: một doanh nghiệp có thể lựa chọn kinh doanh nhiều ngành khác nhau phù hợp với thế mạnh và công nghệ của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường.
9.2. Những ngành nghề quy định trong phụ lục 1 và ngành nghề bổ sung trong Thông tư này cần phải có ý kiến của ngành dọc hoặc ngành kinh tế - kỹ thuật theo mức độ đã hướng dẫn trong điều 2 của Thông tư này và Thông tư 01-TT/lB.
Những Bộ không có tên trong bản phân công này hoặc có tên nhưng thiếu những ngành nghề hiện đang hoạt động, nếu những doanh nghiệp trực thuộc Trung ương hoặc địa phương có đủ điều kiện đăng ký thành lập thì vẫn tiến hành các thủ tục thành lập hoặc giải thể như Nghị định 388-HĐBT đã quy định theo mã số chung đã hướng dẫn và gửi hồ đến các cơ quan liên quan theo Điều 1 và Điều 2 của Thông tư này.
9.3. Bổ sung một số ngành nghề trong phụ lục 1 Thông tư liên Bộ số 01-TT/LB (Phụ lục 1a, kèm theo).
Các doanh nghiệp trực thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước được thành lập theo Quyết định 268-HĐBT nếu xét thấy phù hợp với Nghị định 388-HĐBT, Luật công ty hoặc Luật doanh nghiệp tư nhân thì chủ động đăng ký theo các luật trên. Đối với các đơn vị kinh doanh của các cơ quan quản lý Nhà nước nhưng hạch toán phụ thuộc lấy thu bù chi và các đơn vị kinh doanh của các đoàn thể, hiệp hội thành lập theo Quyết định 268-HĐBT, nếu không phù hợp với 3 văn bản quy định trên thì chờ hướng dẫn thêm.
Việc làm lại thủ tục thành lập các tổng công ty và liên hiệp các xí nghiệp: chờ hướng dẫn cụ thể của Hội đồng Bộ trưởng.
Trên đây là một số hướng dẫn cụ thể theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Đề nghị các ngành, địa phương vận dụng cho thống nhất và kịp thời phản ánh những vấn đề cần làm rõ thêm.
Đỗ Quốc Sam (Đã ký) | Hồ Tế (Đã ký) |
DANH MỤCCÁC NGÀNH NGHỀ DO BỘ QUẢN LÝ NGÀNH KINH TẾ - KỸ THUẬT TIẾP NHẬN HỒ SƠ GIẢI QUYẾT
(Bổ sung phụ lục 1 kèm theo Thông tư liên bộ số 01-TT/LB của
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính ngày 13-2-1992)
| Mã số |
1. Danh mục các cơ quan và ngành nghề bổ sung thêm |
|
Ngân hàng Nhà nước |
|
- Ngành công nghiệp sản xuất đồ trang sức, đồ mỹ nghệ bằng vàng, bạc, kim cương, đá quý, sừng, ngà (A)+(B) |
|
Bộ Công nghiệp nặng |
|
- Ngành công nghiệp kỹ thuật điện và điện tử (A)+(B) | 0106 |
+ CN kỹ thuật điện: sản xuất các thiết bị máy móc kỹ thuật điện dùng trong CN và cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất vật liệu kỹ thuật điện, sản xuất pin, ắc quy |
|
+ CN sản xuất dụng cụ kỹ thuật điện, các phương tiện tự động hoá và kỹ thuật tính toán (trừ điện tử) |
|
+ CN điện tử: sản xuất thiết bị máy móc, linh kiện kỹ thuật: vô tuyến, thông tin liên lạc; dụng cụ đo, kiểm điện tử; sản xuất các phương tiện tự động hoá và kỹ thuật tính toán điện tử; sản xuất các phương tiện kỹ thuật chân không và các sản phẩm điện tử khác (la-de, vi điện tử, quang điện tử...) |
|
Bộ Công nghiệp nhẹ |
|
- CN sản xuất đồ dùng văn phòng, đồ chơi trẻ em (A) | 011902 |
- Công nghiệp bao bì (A) | 011909 |
Bộ Thuỷ lợi |
|
- CN sản xuất vật liệu xây dựng cho thuỷ lợi (A) | 010904 |
- Cung ứng thiết bị thuỷ lợi (A) | 070401 |
Bộ Thuỷ sản |
|
- Công nghiệp dệt lưới (A) | 011504 |
- Ngành ngoại thương: xuất nhập khẩu thuỷ sản (A) | 0703 |
- Thu mua thuỷ sản (A) | 0705 |
- Xây dựng các công trình thuỷ sản (A) | 020109 |
Bộ Xây dựng |
|
- Sản xuất các phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng (A) |
|
- Trang trí nội thất (A) | 011906 |
- Kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng (A) | 070401 |
Ngành sự nghiệp nhà ở, phục vụ công cộng: |
|
- Hoạt động quản lý kinh doanh nhà (A)+(B) | 0901 |
- Hoạt động quản lý kinh doanh các công trình công cộng: cây xanh, công viên, mai táng... (A)+(B) |
|
Bộ Thương mại và Du lịch |
|
- Công nghiệp bao bì (A) | 011909 |
- Khách sạn, nhà trọ (A)+(B) | 0902 |
Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao |
|
Ngành văn hoá, nghệ thuật: |
|
- Nhà xuất bản và phát hành, toà soạn báo, hãng thông tấn, ghi băng, xưởng phim, in tráng phim (A)+(B) | 0803 |
- Công ty biểu diễn (A)+(B) | 1202 |
Ngành công nghiệp: |
|
- Công nghiệp sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ, mỹ thuật, nhạc cụ, âm thanh, ánh sáng, dụng cụ thể dục thể thao (A) |
|
Ngành ngoại thương: xuất nhập khẩu sách báo và vật tư ngành văn hoá (A) | 0703 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
|
- CN in sách báo phục vụ giảng dạy, học tập, in bản đồ và tranh ảnh giáo khoa (A) |
|
- Công nghiệp sản xuất thiết bị dạy học (A) | 011909 |
- Xuất bản và phát hành sách giáo khoa và các sách phục vụ giảng dạy và học tập, báo ngành (A) | 0803 |
- Cung ứng vật tư thiết bị dạy học (A) | 070401 |
- Xây dựng: thiết kế và xây dựng trường học (A) | 020105 |
2. Trường hợp có những doanh nghiệp chưa xác định ngành cụ thể thì vận dụng các mã số trong phần những ngành nghề khác trong bảng phân ngành KTQD do Tổng cục Thống kê hướng dẫn số 389-TCTK/PPCĐ ngày 18-6-1988. |
|
Ví dụ: Ngành công nghiệp khác | 0119 |
Ngành xây dựng khác | 020109 |
Ngành lâm nghiệp khác | 0402 |
Ngành trồng trọt các cây khác | 030109 |
Ngành chăn nuôi các loại khác | 030209 |
Các loại vận tải khác | 050908 |
Các hoạt động sản xuất vật chất khác | 0803 |
3. Mã số của các Bộ và của địa phương sẽ hướng dẫn cho cơ quan thẩm định để ghi cho thống nhất khi ra Quyết định. |
|
MẪU THÔNG BÁO ĐỒNG Ý RA QUYẾT ĐỊNHTHÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Số......./TB | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày... tháng... năm... |
THÔNG BÁO
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ...........
ĐỒNG Ý THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Nghị định 196-HĐBT ngày 11-12-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
- Căn cứ quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 388-HĐBT ngày 20-11-1991 và Nghị định 156-HĐBT ngày 7-5-1992 của Hội đồng Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung Nghị định 388-HĐBT;
- Căn cứ biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định doanh nghiệp Nhà nước tại Bộ quản lý ngành số... ngày... tháng... năm... xem xét đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước số....... ngày.... tháng.... năm.... của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố,
BỘ TRƯỞNG BỘ....................
thông báo:
1. Đồng ý thành lập doanh nghiệp Nhà nước................................... thuộc tỉnh, thành phố.........................................................................................................
Mã số.......................
Doanh nghiệp được thành lập có:
- Trụ sở chính tại:......................................................................................
và chi nhánh, văn phòng đại diện tại...........................................................
- Vốn kinh doanh...................................................................... triệu đồng
+ Vốn cố định "
+ Vốn lưu động "
Theo nguồn vốn:
+ Vốn Ngân sách Nhà nước cấp "
+ Vốn doanh nghiệp tự bổ sung "
+ Vốn vay "
- Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu hoặc các sản phẩm chính.................
- Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức......................................................
2. Yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ký quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo đúng nội dung của bản thông báo này.
BỘ TRƯỞNG BỘ....................
(Ký tên và đóng dấu)
Nơi nhận:
- UBND tỉnh, thành phố
- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(tỉnh, thành phố) | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ............. ngày... tháng... năm... |
BỘ TRƯỞNG BỘ....................
(HOẶC CHỦ TỊCH UBND TỈNH, THÀNH PHỐ.............)
- Căn cứ quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 388-HĐBT ngày 20-11-1991 và Nghị định 156-HĐBT ngày 7-5-1992 của Hội đồng Bộ trưởng;
- Căn cứ thông báo đồng ý thành lập doanh nghiệp Nhà nước.......................... số..................... ngày.... tháng.... năm..... của..................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập doanh nghiệp Nhà nước................................................ thuộc.................................................. Mã số.............
Điều 2. Doanh nghiệp được phép:
- Đặt trụ sở tại:
và chi nhánh, văn phòng đại diện tại:
- Vốn kinh doanh triệu đồng
Trong đó:
+ Vốn cố định triệu đồng
+ Vốn lưu động triệu đồng
Theo nguồn vốn:
+ Vốn Ngân sách Nhà nước cấp triệu đồng
+ Vốn doanh nghiệp tự bổ sung triệu đồng
+ Vốn vay triệu đồng
- Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu hoặc các sản phẩm chính...................
- Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức:
Điều 3. Doanh nghiệp có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục để đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
BỘ TRƯỞNG BỘ.......... (hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố....) (Ký tên và đóng dấu) |
Nơi nhận:
- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
- Bộ Tài chính
- Bộ quản lý ngành
- Doanh nghiệơ được quyết định thành lập
Ghi chú: Mẫu này thay cho mẫu 2 và 3 "Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước của Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước" và "Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành" (Phụ lục 4b, 4c kèm theo Thông tư liên bộ số 01-TT/LB ngày 13-2-1992).
- 1Chỉ thị 393-CT năm 1991 thực hiện Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Thông tư 8-BKH/DN-1997 thực hiện NĐ 50/CP-1996 và NĐ 38/CP-1997 sửa đổi NĐ 50/CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Kế hoạch đầu tư ban hành
- 1Quyết định 315-HĐBT năm 1990 về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất và kinh doanh trong khu vực kinh tế quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Chỉ thị 138-CT năm 1991 về mở rộng diện trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh cho đơn vị cơ sở quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 222-HĐBT năm 1991 Quy định về cụ thể hoá một số điều trong Luật công ty do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 388-HĐBT năm 1991 về Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Chỉ thị 393-CT năm 1991 thực hiện Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Nghị định 156-HĐBT năm 1992 sửa đổi Nghị định 388-HĐBT năm 1991 ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước của Hội đồng Bộ trưởng
- 7Thông tư liên tịch 01-LB/TT năm 1992 hướng dẫn Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 388-HĐBT do Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ban hành
Thông tư liên tịch 04-LB/TT năm 1992 bổ sung quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 04-LB/TT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 11/06/1992
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước
- Người ký: Đỗ Quốc Sam, Hồ Tế
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/06/1992
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực