Hệ thống pháp luật

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
BỘ CÔNG AN-BỘ QUỐC PHÒNG
BỘ TƯ PHÁP
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2005 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TƯ PHÁP SỐ 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo và sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát biển nông thôn; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số điểm như sau:

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự.

Việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; khiếu nại quyết định áp đụng thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát; khiếu nại quyết định của Viện kiểm sát hoặc của Tòa án về bắt buộc chữa bệnh; khiếu nại quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, thì không giải quyết theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Về một số từ ngữ trong Bộ luật Tố tụng hình sự

2.1. "Khiếu nại trong tố tụng hình sự" là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức, theo thủ tục quy định tại Chương XXXV của Bộ luật Tố tụng hình sự, đề nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.2. "Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam" là khiếu nại về lệnh bắt, quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định phê chuẩn việc bắt, tạm giữ, tạm giam, quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh gia hạn tạm giam và khiếu nại liên quan đến việc thực hiện các lệnh hoặc quyết định đó được quy định tại các điều từ Điều 80 đến Điều 90, Điều 92, Điều 93, Điều 303 và Điều 308 Bộ luật Tố tụng hình sự.

2.3. "Quyết định tố tụng bị khiếu nại” là quyết định được ban hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án được phân công chủ tọa phiên tòa trước khi mở phiên tòa, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.4. "Hành vi tố tụng bị khiếu nại" là hành vi được thực hiện trong hoạt động tố tụng của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án được phân công chủ tọa phiên tòa trước khi mở phiên tòa, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, mà người khiếu nại cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.5. “Tố cáo trong tố tụng hình sự” là việc công dân báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, mà họ cho rằng hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

2.6. “Vụ việc tố cáo phức tạp" là vụ việc tố cáo có nhiều nội dung, tố cáo liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của nhiều người hoặc cần phải xác minh tại nhiều địa điểm khác nhau.

II. VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIÊU NẠI

1. Khiếu nại và việc xử lý đơn khiếu nại

1.1. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thụ lý khiếu nại để giải quyết khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người khiếu nại phải có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi tố tụng mà mình khiếu nại;

b) Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trường hợp người khiếu nại mắc bệnh tâm thần hoặc có nhược điểm về thể chất không thể tự khiếu nại thì việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. Người đại điện cho người khiếu nại phải có giấy tờ chứng minh về việc đại diện hợp pháp của mình;

c) Người khiếu nại phải làm đơn và gửi đến đúng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nếu người khiếu nại không thể tự làm đơn thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải ghi biên bản về việc khiếu nại của họ. Biên bản trong tố tụng hình sự có ghi ý kiến khiếu nại của người có liên quan được coi là hình thức khiếu nại hợp lệ thay cho đơn. Đơn hoặc biên bản ghi ý kiến khiếu nại phải ghi họ tên, địa chỉ và phải có chữ ký trực tiếp của người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

d) Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết cuối cùng và chưa có đơn rút khiếu nại của người khiếu nại.

1.2. Trường hợp người khiếu nại gặp trở ngại khách quan như ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc gặp những trở ngại khách quan khác ngoài ý muốn chủ quan của họ, làm cho họ không thể khiếu nại đúng thời hiệu, thì người khiếu nại phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

1.3. Việc xử lý đơn khiếu nại được thực hiện như sau:

a) Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm giải quyết, nhưng phải có văn bản chỉ dẫn, trả lời cho người khiếu nại. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần cho một việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại gửi kèm giấy tờ, tài liệu là bản gốc thì phải trả lại cho họ giấy tờ, tài liệu đó; nếu gửi trả lại qua bưu điện thì phải gửi bằng hình thức gửi bảo đảm;

b) Đối với đơn khiếu nại có nhiều nội dung hoặc có nhiều người ký, thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết phải hướng dẫn cho người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại;

c) Đối với biên bản được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Bộ luật Tố tụng hình sự có ghi ý kiến khiếu nại thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền lập biên bản phải thông báo bằng văn bản và gửi kèm bản sao biên bản đó cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

d) Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn và chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên yêu cầu cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cấp dưới giải quyết, đồng thời có biện pháp kiểm xa việc giải quyết;

đ) Đối với đơn hoặc biên bản ghi ý kiến khiếu nại có đủ điều kiện, thì cơ quan, cá thân có thẩm quyền giải quyết phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết. Việc thụ lý giải quyết phải được ghi chép đầy đủ nội dung vào sổ thụ lý và theo dõi giải quyết khiếu nại.

1. 4. Việc giải quyết khiếu nại phải được thể hiện bằng quyết định và phải có hồ sơ.

Quyết định giải quyết khiếu nại phải ghi họ tên, địa chỉ của người khiếu nại; người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại; căn cứ pháp luật áp dụng để giải quyết khiếu nại; các biện pháp trên quan.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải có đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi ý kiến khiếu nại, văn bản giải trình của người bị khiếu nại, biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định, quyết định giải quyết khiếu nại, các tài liệu khác có liên quan.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và lưu giữ theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại

2.1. Để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại theo quy định tại Điều 326 và Điều 327 Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận khiếu nại ghi chép đầy đủ nội dung khiếu nại vào sổ thụ lý và theo dõi giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp người khiếu nại có văn bản rút khiếu nại thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra quyết định chấm đứt việc giải quyết khiếu nại.

Khi giải quyết khiếu nại, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu người khiếu nại trình bày bổ sung hoặc yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bổ sung, lập biên bản về việc cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến khiếu nại; có quyền gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, cá nhân bị khiếu nại và những người có liên quan để xác minh những vấn đề cần làm rõ.

Kết thúc việc giải quyết khiếu nại, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết phải ban hành quyết định giải quyết. Quyết định này phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết cuối cùng và Viện kiểm sát cùng cấp.

Căn cứ kết quả giải quyết, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết phải áp dụng biện pháp hoặc kiến nghị cơ quan, cá nhân có trách nhiệm áp dụng biện pháp khắc phục vi phạm pháp luật đối với quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý người có quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại, nếu sai phạm của họ đến mức phải xử lý kỷ luật.

2.2. Cơ quan, cá nhân có quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Riêng cơ quan điều tra chỉ cung cấp cho Viện kiểm sát những tài liệu mà Viện kiểm sát chưa có. Việc cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại được thực hiện trong thời hạn ba ngày, kể từ khi nhận được yêu cầu.

Việc cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến khiếu nại, giải quyết khiếu nại về việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được thực hiện trong thời hạn mười hai giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

2.3. Khi giải quyết khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam cần thực hiện như sau:

a) Quy định tại Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam chỉ áp dụng đối với khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam của cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và Viện kiểm sát;

b) Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo lệnh của cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn hoặc truy tố giải quyết;

c) Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo lệnh của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết, người khiếu nại có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo lệnh của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là giải quyết cuối cùng.

d) Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo lệnh của Phó Chánh án do Chánh án Tòa án giải quyết, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết, người khiếu nại có quyền khiếu nại lên Tòa án cấp trên trực tiếp. Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo lệnh của Chánh án Tòa án do Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết. Việc giải quyết của Tòa án cấp trên trực tiếp là giải quyết cuối cùng.

Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo lệnh của Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết. Việc giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là giải quyết cuối cùng.

Thời hạn giải quyết khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam của Tòa án được thực hiện theo quy định về thời hạn tại Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự;

đ) Nếu không thuộc trường hợp cần phải có thời gian để xác minh, thì thời hạn giải quyết khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam là hai mươi bốn giờ, kể từ khi nhận được khiếu nại hợp lệ.

2.4. Cơ quan nhận được đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc cơ quan báo chí chuyển đến, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết thì thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã chuyển đơn đến biết; nếu đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì gửi trả lại và thông báo bằng văn bản cho cơ quan hoặc cá nhân đã chuyển đơn biết.

III. VỀ TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

1. Việc tiếp nhận và phân loại, xử lý đơn tố cáo

1.1. Người tố cáo có thể viết đơn hoặc trực tiếp đến trình bày việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Văn bản tố cáo hoặc biên bản ghi nhận tố cáo phải ghi họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, chức vụ, hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, những yêu cầu liên quan của người tố cáo (yêu cầu giữ bí mật họ tên, yêu cầu thông báo kết quả giải quyết...).

1.2. Cơ quan nhận được đơn tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

a) Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chậm nhất trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc biên bản ghi lời tố cáo và các tài liệu, chứng cứ liên quan cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo nếu họ có yêu cầu;

b) Không xem xét, giải quyết đơn tố cáo dấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp của người tố cáo hoặc tố cáo đã được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết mà người tố cáo không đưa ra được bằng chứng mới;

c) Đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật ngoài hoạt động tố tụng của cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân khác thuộc cơ quan tiến hành tố tụng thì xử lý theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo;

d) Đối với đơn tố cáo hoặc biên bản khi lời tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng có dấu hiệu phạm tội thì xử lý theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong giải quyết tố cáo

2.1. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo, lập biên bản ghi nhận việc tố cáo của công dân (trường hợp cần thiết có thể ghi âm) khi họ trực tiếp đến trình bày việc tố cáo và ghi chép đẩy đủ nội dung tố cáo vào sổ thụ lý và theo dõi giải quyết tố cáo, phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo theo yêu cầu của họ, kịp thời yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ người tố cáo trong trường hợp họ bị đe đoạ, trù dập, trả thù.

2.2. Khi áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo cần thực hiện như sau:

a) Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải ra quyết định về việc kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo. Quyết định này phải ghi họ tên, chức vụ của người được giao nhiệm vụ xác minh, nội dung cần xác minh, thời gian tiến hành xác minh, quyền hạn và trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh. Khi xác minh, người được giao nhiệm vụ có quyền trực tiếp gặp gỡ người tố cáo, người bị tố cáo và những người có liên quan để làm rõ những vấn đề cần xác minh.

Sau khi kết thúc việc xác minh, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết phải có văn bản kết luận về nội dung tố cáo;

b) Trong quá trình giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân có thẩm quyền tiến hành tố tụng, nếu phát hiện thấy hành vi tố tụng liên quan có vi phạm pháp luật thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết phải áp dụng biện pháp khắc phục hoặc kiến nghị cơ quan, cá nhân có trách nhiệm áp dụng biện pháp khắc phục, không phải đợi kết quả giải quyết tố cáo.

Căn cứ kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có văn bản thông báo nội dung kết luận cho người tố cáo, cơ quan quản lý người tố cáo biết (trừ những nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước); nếu tố cáo sai sự thật thì kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý người tố cáo theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật phải xử lý kỷ luật thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý;

c) Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm liên quan đến việc tố cáo phải cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết cho việc giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

2.3. Khi giải quyết tố cáo liên quan đến hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam cần thực hiện như sau:

a) Quy định tại khoản 3 Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam chỉ áp dụng đối với tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt tạm giữ, tạm giam của cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và Viện kiểm sát;

b) Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo lệnh của cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn hoặc truy tố giải quyết;

c) Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo lệnh của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết. Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam theo lệnh của Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện kiểm sát cấp tên trực tiếp giải quyết;

d) Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo lệnh của Phó Chánh án dó Chánh án Tòa án giải quyết. Tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo lệnh của Chánh án Tòa án đó Tòa án cấp tên trực tiếp giải quyết. Tố cáo cho liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam theo lệnh của Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

Thời hạn giải quyết tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam của Tòa án được thực hiện theo quy định về thời hạn tại khoản 3 Điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự;

đ) Nếu không thuộc trường hợp cần phải có thời gian để xác minh, thì thời hạn giải quyết tố cáo liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam là hai mươi bốn giờ, kể từ khi nhận được tố cáo;

e) Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm liên quan phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến hành vi bắt, tạm giữ, tạm giam theo yêu cầu của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn mười hai giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu.

2.4. Việc giải quyết tố cáo phải được thể hiện bằng kết luận và phải có hồ sơ.

Văn bản kết luận nội dung tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo, người bị tố cáo, nội dung tố cáo, căn cứ pháp luật áp dụng để giải quyết tố cáo, các biện pháp liên quan.

Hồ sơ giải quyết tố cáo phải có đơn tố cáo hoặc biên bản ghi ý kiến tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, biên bản thẩm tra, xác minh, kết quả giám định, kết luận giải quyết tố cáo, các tài liệu khác có liên quan.

Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và lưu giữ theo quy định của pháp luật.

IV. VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUÁT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Việc thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát theo quy định tại khoản 1 Điều 339 Bộ luật Tố tụng hình sự

1.1. Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo việc cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn quy định;

b) Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đã giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn quy định.

Cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp gặp trở ngại khách quan cần có thêm thời gian thì phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết.

1.2. Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình và cấp dưới khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Viện kiểm sát nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

b) Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo việc cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong giải quyết;

c) Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong giải quyết.

d) Cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp gặp trở ngại khách quan cần có thêm thời gan thì phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết.

1.3. Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cung cấp hồ sơ, tư liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, khi yêu cầu của Viện kiểm sát theo các điểm a và b khoản 1 Điều 339 Bộ luật Tố tụng hình sự không được các cơ quan này thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ.

Cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày thận được yêu cầu. Trường hợp gặp trở ngại khách quan cần có thêm thời gian thì phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết.

2. Việc thực hiện trực tiếp kiểm sát của Viện kiểm sát theo quy định tại khoản 2 Điều 339 Bộ luật Tố tụng tình sự

2.1. Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, khi qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 Phần IV của Thông tư liên tịch này mà xét thấy việc giải quyết chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

2.2. Để quyết định trực tiếp kiểm sát, Viện kiểm sát có quyền xác minh thu thập tài liệu nhằm xác định việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan điều tra, Tòa án cùng cấp và cấp dưới, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lược Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

2.3. Việc thực tiếp kiểm sát phải có quyết định bằng văn bản và do Viện trưởng Viện kiểm sát tổ chức thực hiện. Nội dung văn bản quyết định trực tiếp kiểm sát phải nêu rõ căn cứ pháp luật để tiến hành kiểm sát, vụ việc cụ thể cần kiểm sát và những biện pháp thực hiện.

2.4. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trực tiếp kiểm sát, cơ quan được kiểm sát có trách nhiệm tạo điều kiện cho Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát và cung cấp kịp thời, đầy đủ hồ sơ, sổ thụ lý và các tài liệu khác có liên quan theo yêu cầu của Viện kiểm sát.

2.5. Trong quá trình kiểm sát, nếu xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát có thể trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người bị tố cáo và những người có liên quan để xác minh những vấn đề cần làm rõ nhằm kết luận việc tuân theo pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan được kiểm sát.

2.6. Khi kết thúc việc kiểm sát, nếu phát hiện thấy có vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan được kiểm sát, thì tùy tính chất mức độ vi phạm, Viện kiểm sát ban hành kháng nghị, kiến nghị để yêu cầu cơ quan được kiểm sát khắc phục vi phạm pháp luật. Đồng thời nếu xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát có văn bản kiến nghị cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan được kiểm sát thực hiện các biện pháp quản lý liên quan.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát, cơ quan được kiểm sát phải có văn bản trả lời. Nội dung văn bản trả lời phải nêu ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát. Nếu không nhất trí với kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát, cơ quan được kiểm sát có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải có văn bản kết luận và trả lời cơ quan được kiểm sát. Trường hợp cơ quan được kiểm sát không thực hiện kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát mà không có lý do, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đến cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan được kiểm sát để có biện pháp buộc cơ quan được kiểm sát thực hiện.

2.7. Viện kiểm sát đã ban hành kháng nghị, kiến nghị có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị của cơ quan được kiểm sát. Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung kháng nghị, kiến nghị. Kết thúc việc kiểm tra, Viện kiểm sát phải ra văn bản kết luận việc thực hiện kháng nghị, kiến nghị của cơ quan được kiểm sát.

2.8. Việc trực tiếp kiểm sát phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ trực tiếp kiểm sát phải có quyết định trực tiếp kiểm sát, biên bản làm việc, thẩm tra, xác minh, các tài liệu liên quan đến việc kết luận, kiến nghị, kháng nghị. Hồ sơ trực tiếp kiểm sát phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và lưu giữ theo quy định của pháp luật.

V. HIỆU LỰC THÔNG TƯ

1. Thông tư này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Việc khiếu nại, tố cáo phát sinh từ ngày 01/7/2004 hoặc tuy phát sinh trước ngày 01/7/2004 mà vẫn đang giải quyết thì việc giải quyết được thực hiện diệc hướng dẫn của Thông tư này. Những khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/7/2004 đã được giải quyết xong thì không căn cứ hướng dẫn trong Thông tư này để giải quyết lại.

3. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại của cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài, việc tố cáo và giải quyết tố cáo của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc cần cải quyết thì cá nhân, cơ quan có trách nhiệm thực hiện báo cáo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp để được giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung.

 

Đặng Quang Phương

(Đã ký)

Lê Thế Tiệm

(Đã ký)

Lê Thị Thu Ba

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn Được

(Đã ký)

Dương Thanh Biểu

(Đã ký

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự về khiếu nại, tố cáo do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 02/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 10/08/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Người ký: Đặng Quang Phương, Lê Thế Tiệm, Lê Thị Thu Ba, Nguyễn Văn Được, Dương Thanh Biểu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 38 đến số 39
  • Ngày hiệu lực: 10/09/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 19/10/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản