- 1Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA hướng dẫn Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành
- 2Quyết định 1019/QĐ-BLĐTBXH năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành tính từ ngày 01/01/2012 đến 31/3/2013
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ CÔNG AN - BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2003/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA | Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 2003 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2002/NĐ-CP NGÀY 15/5/2002 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Ngày 15/5/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2002/NĐ-CP về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Công an thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định này như sau:
I . ĐỐI TƯỢNG CAI NGHIỆN TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Hình thức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng được áp dụng đối với người nghiện ma tuý đang sinh sống tại cộng đồng, trừ những người thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Thuộc diện bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
2. Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
3. Đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
4. Đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
5. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma tuý;
6. Đã được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng mà vẫn còn nghiện.
II. TỔ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN MA TÚY
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn cấp xã) ra quyết định thành lập Tổ công tác cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng (sau đây viết gọn là Tổ công tác) để giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức việc cai nghiện ma tuý. Thành phần Tổ công tác gồm: một Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, cán bộ xã hội hoặc văn hoá - xã hội, cán bộ y tế, Công an xã, phường, thị trấn và một số cán bộ ban, ngành, đoàn thể khác cùng cấp.
Căn cứ vào tình hình cụ thể và tổ chức bộ máy của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng thành viên và chỉ định cán bộ làm nhiệm vụ thường trực tổ công tác.
2. Nhiệm vụ của thành viên Tổ công tác
a) Tổ trưởng Tổ công tác có nhiệm vụ xây dựng và chỉ đạo, hướng dẫn các ban, ngành phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
b) Thường trực Tổ công tác có nhiệm vụ:
- Tổng hợp hồ sơ và chuẩn bị các thủ tục cần thiết để Tổ công tác trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định cai nghiện ma tuý hoặc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm theo thẩm quyền, cấp giấy chứng nhận đã cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
- Đánh giá định kỳ hoặc đột xuất kết quả cai nghiện ma tuý và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Quản lý hồ sơ cai nghiện ma tuý theo quy định.
c) Các thành viên khác của Tổ công tác có nhiệm vụ:
- Thành viên là cán bộ Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thu thập tài liệu, thẩm tra và lập hồ sơ về người nghiện ma tuý thuộc diện được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng; giữ gìn trật tự, an toàn cho công tác cai nghiện và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và gia đình người nghiện ma tuý theo dõi, giúp đỡ, quản lý chặt chẽ họ trong và sau khi cai nghiện.
- Thành viên là cán bộ Y tế cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác định tình trạng nghiện của người nghiện ma tuý và tổ chức xét nghiệm tìm chất ma tuý (khi cần thiết); lập kế hoạch, phương pháp điều trị, phục hồi cho từng trường hợp cụ thể; lập hồ sơ bệnh án và triển khai các biện pháp theo đúng phương pháp cai nghiện đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt để cắt cơn, điều trị các rối loạn sinh hcọ sau cắt cơn và chữa bệnh cho người cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
- Các thành viên khác là cán bộ, nhân viên thuộc ban, ngành và các tổ chức xã hội theo phân công của Tổ trưởng Tổ công tác có trách nhiệm giám sát, theo dõi, quản lý, giúp đỡ người được cai nghiện.
III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LẬP HỒ SƠ CAI NGHIỆN MA TUÝ
1. Tổ chức việc khai báo và đăng ký cai nghiện
Tổ công tác có trách nhiệm bố trí địa điểm thuận tiện và phân công cán bộ tiếp nhận việc khai báo và đăng ký cai nghiện; địa điểm và thời gian tiếp nhận khai báo và đăng ký cai nghiện phải thông báo công khai cho nhân dân trên địa bàn.
Cán bộ tiếp nhận việc khai báo, đăng ký cai nghiện có trách nhiệm hướng dẫn người nghiện ma tuý, gia đình hay người giám hộ của họ khai báo tình trạng nghiện của người nghiện ma tuý và những thông tin cần thiết khác phục vụ việc cai nghiện (Mẫu số 1).
Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi người nghiện ma tuý, gia đình người nghiện hay người giám hộ khai báo và đăng ký cai nghiện, Tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ. Nếu người đăng ký thuộc diện đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng thì tư vấn, hướng dẫn họ ký viết cam kết (Mẫu số 2) và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định. Trường hợp người nghiện mắc các bệnh phối hợp cấp tính hay mãn tính ảnh hưởng tới quá trình cai nghiện thì phải tư vấn cho họ điều trị bệnh ổn định mới tiến hành cai nghiện.
Trong thời hạn 2 ngày kể từ khi nhận được đề nghị của Tổ công tác, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định cho người nghiện ma tuý được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng trong thời gian ít nhất là 6 tháng (Mẫu số 3). Quyết định cai nghiện được lập thành 4 bản, 01 bản lưu Uỷ ban nhân dân cấp xã, 01 bản gửi Tổ công tác đưa vào hồ sơ, 01 bản giao cho người được cai nghiện hoặc gia đình hay người giám hộ của họ, 01 bản gửi Tổ trưởng Tổ dân cư hoặc trưởng thôn, bản, làng. (sau đây gọi chung là tổ dân cư) nơi người được cai nghiện cư trú để phối hợp thực hiện công tác cai nghiện.
IV. CAI NGHIỆN CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ
4. Người nghiện cai nghiện ma tuý có trách nhiệm:
- Thực hiện nghiêm chỉnh cam kết của mình.
- Không được sử dụng các loại thuốc hoặc các chất làm sai lệch kết quả xét nghiệm tìm chất ma tuý.
- Hàng tháng báo cáo kết quả cai nghiện cho cán bộ được phân công giúp đỡ cai nghiện để ghi sổ theo dõi (Mẫu số 4).
- Khi đi khỏi nơi cư trú phải báo cáo cán bộ được phân công giúp đỡ cai nghiện và khi trở về phải xét nghiệm tìm chất ma tuý (nếu cần thiết).
5. Gia đình hoặc người giám hộ của nguời cai nghiện ma tuý có trách nhiệm:
- Chuẩn bị đầy đủ điều kiện và kinh phí cai nghiện ma tuý theo quy định chung.
- Hướng dẫn, chăm sóc, động viên giúp đỡ người cai nghiện ma tuý thực hiện việc cai nghiện.
- Quản lý, giám sát người cai nghiện ma tuý thực hiện cam kết cai nghiện.
- Cảnh cáo;
- Đình chỉ cai nghiện tại gia đình và cộng đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, các chi phí tổ chức cai nghiện, đồng thời áp dụng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
VI. CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ CAI NGHIỆN MA TUÝ
1. xét và cấp giấy chứng nhận đã cai nghiện ma tuý
a) Trong thời hạn 15 ngày trước khi kết thúc thời hạn cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng, Tổ công tác chủ trì phối hợp với Tổ trưởng Tổ dân cư và gia đình (hay người giám hộ) của người đã cai nghiện tổ chức họp tổ dân cư để xem xét, đánh giá kết quả cai nghiện ma tuý của người được cai nghiện và đề nghị cấp giấy chứng nhận đã cai nghiện ma tuý cho người có đủ điều kiện. Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản.
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận đã cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng (Mẫu 6) cho người đã cai nghiện có đủ các tiêu chuẩn sau:
- Không còn chất ma tuý trong cơ thể;
- Thực hiện đầy đủ các cam kết cai nghiện;
- Chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành vi, có lối sống lành mạnh và được 2/3 số người trong Tổ dân cư dự họp đồng ý đề nghị cấp giấy chứng nhận.
c) Trường hợp người cai nghiện chưa đủ các tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận đã cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng, Tổ công tác báo cáo và đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định cho họ tiếp tục cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng trong thời hạn 3 tháng. Việc quyết định cho họ tiếp tục cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng được áp dụng không quá 2 lần. Nếu vẫn không đủ tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Nếu sau một năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đã cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng mà người được cấp giấy chứng nhận đó không tái nghiện thì họ được coi như chưa bị áp dụng hình thức cai nghiện này.
Sau khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký Giấy chứng nhận đã cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng cho người đã cai nghiện, Tổ công tác phối hợp với Tổ dân cư, gia đình người đã cai nghiện, cơ quan, tổ chức có liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức cuộc họp công bố việc hoàn thành qui trình cai nghiện, trao giấy chứng nhận đã cai nghiện, bàn giao người nghiện cho gia đình và tổ dân cư tiếp tục quản lý, giám sát và giúp đỡ tại gia đình và cộng đồng.
- Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ; xây dựng qui chế làm việc, cơ chế phối hợp và mối quan hệ của các ban, ngành, đoàn thể; bố trí cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí đảm bảo cho công tác cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng đặc biệt là cấp xã.
- Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra hoạt động chuyên môn của từng ngành về lĩnh vực cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma tuý; tạo điều kiện cho Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện tốt công tác cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
K/T BỘ TRƯỞNG | K/T BỘ TRƯỞNG | K/T BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Thông tư số 01/2003/TTLT/BLĐTBXH-BCA ngày 24 tháng 01 năm 2003 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế-Bộ Công an)
HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH CAI NGHIỆN, PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng được tiến hành theo qui trình sau:
I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
1. Thu thập thông tin.
Cán bộ Tổ công tác thông tin bản khai báo và trực tiếp trao đổi đối với đối tượng nắm bắt những thông tin liên quan đến công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện gồm:
- Thông tin về cá nhân người nghiện: tình trạng nghiện (nguyên nhân, loại ma tuý và liều lượng sử dụng), đã cai nghiện, sức khoẻ, việc làm, vi phạm pháp luật...
- Thông tin về gia đình: hoàn cảnh kinh tế, nghề nghiệp và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
2. Tư vấn xây dựng kế hoạch cai nghiện, phục hồi cá nhân
Căn cứ vào các thông tin về cá nhân, gia đình đối tượng, cán bộ Tổ công tác tư vấn cho người nghiện lựa chọn, quyết định hình thức cai nghiện, lựa chọn việc tham gia vào các hoạt động phục hồi do địa phương tổ chức và xây dựng kế hoạch điều trị, phục hồi phù hợp.
3. Cam kết thực hiện kế hoạch: kế hoạch cá nhân được kèm theo bản cam kết cai nghiện tại gia đình và cộng đồng của đối tượng và người giám hộ với chính quyền cấp xã.
4. Tiếp nhận khám và lập bệnh án cho người được cai nghiện.
II. ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ CẮT CƠN.
1. Điều kiện để tổ chức điều trị cắt cơn nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng:
1.1 Về sức khoẻ đối tượng: Chỉ điều trị cắt cơn cho những người có thể trạng tốt không mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch, gan, thận và các bệnh nguy hiểm khác.
1.2. Về trình độ chuyên môn của cán bộ y tế: Chỉ những y, bác sĩ được đào tạo, tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma tuý và được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp chứng chỉ mới được điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng.
1.3. Về trang thiết bị:
- Tại nơi điều trị cắt cơn phải có tủ thuốc hoặc túi thuốc cấp cứu trong dó có đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế.
- Phòng điều trị cắt cơn phải thoáng mát, cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma tuý.
2. Một số nguyên tắc cơ bản trong điều trị hỗ trợ cắt cơn:
2.1. Chỉ điều trị khi có biểu hiện của hội chứng cai.
2.2. Điều trị hội chứng cai kết hợp với điều trị các bệnh phối hợp khác.
2.3. Chú trọng bồi phụ nước, điện giải, các chất dinh dưỡng phù hợp cho từng đối tượng.
2.4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp: phòng, tránh thẩm lậu ma tuý và các hành vi mất an toàn khác của đối tượng.
3. Các bước tiến hành điều trị hỗ trợ cắt cơn:
3.1. Chuẩn bị: Cán bộ điều trị kiểm tra lại cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc dùng trong hỗ trợ cắt cơn và thuốc cấp cứu; kiểm tra phòng cắt cơn và tư trang của đối tượng tránh thẩm lậu ma tuý; động viên, khích lệ để đối tượng an tâm điều trị.
3.2. Lập hồ sơ bệnh án: Hồ sơ bệnh án điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý được lập theo mẫu và ghi chép, bảo quản theo quy định về chế độ hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế.
3.3. Điều trị các triệu chứng của hội chứng cai và các bệnh phối hợp: Tuỳ theo mức độ biểu hiện của hội chứng cai, thể trạng, cơ địa của từng người, cán bộ điều trị lựa chọn phương pháp, thuốc và liều lượng phù hợp. Các phương pháp và các loại thuốc điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng phải nằm trong danh mục phương pháp và thuốc cai nghiện của Bộ Y tế. Thời gian điều trị hỗ trợ cắt cơn từ 7-15 ngày tuỳ theo từng người.
III. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN SINH HỌC VÀ PHỤC HỒI NHÂN CÁCH CHO NGƯỜI NGHIỆN SAU KHI CẮT CƠN:
1. Điều trị rối loạn sinh học:
Tuỳ theo tính chất, mức độ các rối loạn sinh học (mất ngủ, chán ăn, đi ngoài ...) của người bệnh, thầy thuốc áp dụng các phương pháp, liều lượng điều trị phù hợp. Có thể dùng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp trong điều trị như dùng thuốc kết hợp với châm cứu, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu...
2. Giáo dục phục hồi hành vi nhân cách cho người nghiện:
2.1 Thực hiện liệu pháp giáo dục tập thể: Đưa người nghiện vào sinh hoạt trong các tổ chức xã hội của địa phương; tổ chức học tập về pháp luật, lối sống lý tưởng và gương người tốt, việc tốt; tổ chức hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí, giao lưu văn hoá, văn nghệ...Thông qua đó giúp người nghiện nhận thức rõ những hành vi sai trái của mình, củng cố lòng tin, phấn đấu trở thành người lương thiện.
2.2. Thực hiện liệu pháp tâm lý nhóm: Tổ chức người nghiện sinh hoạt thành từng nhóm như nhóm “Bạn giúp bạn”, nhóm “Cùng tiến bộ”, Câu lạc bộ... Trong sinh hoạt nhóm, tạo điều kiện, không khí cho từng người nghiện bày tỏ những tâm tư, vướng mắc, lo âu để mọi người trong nhóm cùng chia sẻ, giúp nhau sửa chữa những hành vi, lỗi lầm, xoá bỏ sự cô độc, mặc cảm. Qua các hoạt động nhóm xây dựng, hình thành sự tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở và thân ái giữa mọi người.
Các hoạt động trên đây phải duy trì thường xuyên hàng tuần, theo hướng dẫn.
2.3. Liệu pháp tâm lý cá nhân: Tổ chức tư vấn cho từng người để giúp người nghiện giải quyết những khủng hoảng tâm lý, lo lắng về bệnh tật, về quan hệ tình cảm gia đình, quan hệ xã hội, về cuộc sống ... mà người nghiện gặp phải cũng như giúp họ có định hướng đúng trong tương lai.
2.4. Lao động trị liệu: Tổ chức cho người nghiện tham gia lao động sản xuất (ở gia đình hoặc lao động công ích) với những công việc phù hợp với khả năng và sức khoẻ.
IV. DẠY NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI NGHIỆN.
1. Dạy nghề:
Tư vấn cho người nghiện lựa chọn quyết định học nghề hợp điều kiện sức khoẻ, trình độ, khả năng của mỗi người và nhu cầu thực tế ở địa phương. Tổ chức, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người nghiện vào học nghề tại các trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất hoặc trong các gia đình có nghề truyền thống tại địa phương.
2. Tạo việc làm:
2.1. Tư vấn cho người nghiện và gia đình họ lựa chọn phương án phát triển sản xuất đồng thời hỗ trợ vốn, cho vay vốn đề họ tổ chức thực hiện.
2.2. Tổ chức các cơ sở sản xuất, các điểm kinh doanh dịch vụ tại xã, phường thu hút người nghiện vào làm việc.
2.3. Tổ chức cho người nghiện làm gia công cho các xí nghiệp, cơ sở sản xuất.
2.4. Vận động các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn như nhận người nghiện vào làm việc.
V. QUẢN LÝ, GIÁM SÁT NGƯỜI NGHIỆN TRONG QUÁ TRÌNH CAI NGHIỆN TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG:
1. Trong quá trình cai nghiện tại gia đình và cộng đồng người nghiện phải được quản lý, giám sát chặt chẽ. Hàng tháng, người nghiện phải có bản báo cáo quá trình rèn luyện, phấn đấu của mình cho Tổ công tác, gia đình người nghiện cần thường xuyên kèm cặp, giúp đỡ, động viên khích lệ những kết quả đạt được của con em mình trong quá trình rèn luyện, phấn đấu, lao động sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.
2. Người nghiện sau khi điều trị cắt cơn (khi hết hội chứng cai) được lập sổ theo dõi diễn biến về hành vi, tâm lý. Cán bộ Tổ công tác, người được giao quản lý, giúp đỡ người nghiện sau điều trị cắt cơn phải có kế hoạch, biện pháp giám sát, theo dõi giáo dục, giúp đỡ người nghiện; hàng tháng tiếp nhận báo cáo của người nghiện, tham khảo ý kiến của gia đình, tổ trưởng, tổ dân cư và quần chúng trong khu dân cư... nhận xét đánh giá việc người nghiện chấp hành cam kết cai nghiện.
3. Định kỳ 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tổ chức họp tổ dân cư nơi người nghiện cư trú để kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện kế hoạch cai nghiện của người nghiện và xét đề nghị cấp giấy chứng nhận đã cai nghiện./.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
...... .......(1) ngày ....... tháng ....... năm 200......
BẢN KHAI BÁO VÀ ĐĂNG KÝ CAI NGHIỆN MA TUÝ
Kính gửi: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Xã (phường, thị trấn) ...... ...... ...... ...... ...... ......
Họ tên người khai báo:.............................................................................. tuổi
Nơi ở hiện nay.............................................................................................................
Khai báo và đăng ký cai nghiện ma tuý cho (2) tôi tên là.
.................. Tuổi. Nam/Nữ. Làm nghề.................................... tại.................................
Hiện đang cư trú tại..................................................................... như sau....................
1. Tình trạng nghiện:
Nguyên nhân nghiện ma tuý:.........................................................................................
Bắt đầu sử dụng ma tuý từ tháng....... năm ...... ......
Loại ma tuý thường sử dụng:...................................................
Số lần sử dụng trong ngày:..................... lần/ngày
Hình thức sử dụng: (hút, hít, tiêm chích)..
2. Tình trạng cai nghiện: Số lần đã cai nghiện:.......................... lần
Các hình thức đã cai nghiện (3).....................................................................................
3. Tình trạng vi phạm pháp luật:
- Số lần đã được giáo dục tại xã, phường, vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng......... lần
- Hiện tại có bị xử lý hành chính như: giáo cục tại xã, phường, hoặc đưa vào cơ sở giáo dục trường giáo dưỡng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự không............................................... hình thức xử lý (nếu có).
4. Tình trạng sức khoẻ:
Đang mắc bệnh (4).......................................................................................................
5. Hoàn cảnh gia đình:
- Tình trạng kinh tế gia đình..........................................................................................
- Gia đình có phòng cách ly để tổ chức cắt cơn không? ................................................
- Gia đình có người thân quản lý, chăm sóc không?.......................................................
6. Xin đăng ký cai nghiện cắt cơn tại.............................................................................
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Ý KIẾN THẨM TRA CỦA CÔNG AN XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN(5) | Ý KIẾN THẨM TRA CỦA Y TẾ XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN(6) | NGƯỜI KHAI BÁO |
Ghi chú:
1) Địa danh
2) Bản thân hoặc mối quan hệ với người nghiện (con, cháu,...)
3) Cai tại gia đình, Cơ sở chữa bệnh
4) Tên các bệnh
5) Đủ tiêu chuẩn hay không đủ tiêu chuẩn cai nghiện
6) Đủ tiêu chuẩn hay không đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ va hoàn cảnh gia đình
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
...... .......(1) ngày ....... tháng ....... năm 200......
BẢN CAM KẾT CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
(Dành cho người nghiện ma tuý đủ năng lực hành vi dân sự)
Kính gửi: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Xã (phường, thị trấn) ...... ...... ...... ...... ...... ......
Tên tôi là: ................................................................................................. tuổi
Con ông........................................... và bà..................................................................
Nơi ở hiện nay: ............................................................................................................
Nghiện ma tuý từ tháng ....... năm ...... .......
Sau khi nghe cán bộ tổ công tác tư vấn về kế hoạch cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng tôi xin cam kết cai nghiện:
1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về cai nghiện:
Không tái sử dụng ma tuý, không xúi dục, cưỡng bức người khác sử dụng ma tuý; không làm hư hỏng tài sản của địa phương cũng như của gia đình trong quá trình cai nghiện; không gây thương tích hoặc lây truyền dịch bệnh cho người khác; không lăng mạ, đe doạ cán bộ điều trị và người thân trong gia đình.
2. Tuân thủ kế hoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng đã đề ra cụ thể là:
- Không đi khỏi nơi cư trú khi không có lý do chính đáng.
- Thực hiện y lệnh của Y, Bác sĩ điều trị.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động lao động sản xuất, hoạt động văn hóa-xã hội do xã, phường tổ chức.
- Sẵn sàng làm xét nghiệm chất ma tuý khi được yêu cầu.
3. Đóng góp kinh phí đầy đủ theo quy định.
Nếu vi phạm một trong những điều đã cam kết trên tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ý KIẾN VÀ CHỮ KÝ ĐẠI DIỆN GIA ĐÌNH | NGƯỜI CAM KẾT KÝ TÊN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
...... .......(1) ngày ....... tháng ....... năm 200......
BẢN CAM KẾT CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG
(Dành cho người nghiện ma tuý vị thành niên)
Kính gửi: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Xã (phường, thị trấn) ...... ...... ...... ...... ...... ......
Tên tôi là: ................................................................................................. tuổi
Nơi ở hiện nay:
Sau khi nghe cán bộ tổ công tác tư vấn về kế hoạch cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng, tôi xin cam kết cai nghiện cho con (em, cháu) tôi tên là ....................................................................................... tuổi như sau:
1. Hướng dẫn, kiểm tra, quản lý, giám sát con...... ...... ......(em, cháu) tôi:
1.1 Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về cai nghiện:
Không tái sử dụng ma tuý, không xúi dục, cưỡng bức người khác sử dụng ma tuý; không làm hư hỏng tài sản của địa phương cũng như tài sản của gia đình trong quá trình cai nghiện; không gây thương tích hoặc lây truyền dịch bệnh cho người khác; không lăng mạ, đe doạ cán bộ điều trị và người th ân trong gia đình.
1.2. Tuân thủ kế hoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng đã đề ra cụ thể là:
- Không đi khỏi nơi cư trú khi không có lý do chính đáng.
- Thực hiện y lệnh của Y, Bác sĩ điều trị.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động lao động sản xuất, hoạt động văn hóa-xã hội do xã, phường tổ chức.
- Sẵn sàng làm xét nghiệm chất ma tuý khi được yêu cầu.
2. Đóng góp kinh phí đầy đủ theo quy định.
Nếu vi phạm một trong những điều đã cam kết trên tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
NGƯỜI NGHIỆN KÝ TÊN | NGƯỜI CAM KẾT KÝ TÊN |
Ghi chú:
1 Địa danh
TỈNH: ............................. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............./QĐ-UB | ...... .......(1) ngày ....... tháng ....... năm 200...... |
QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN
Xã (phường, thị trấn) ...... ...... ...... ...... ...... ......
V/v cai nghiện tại gia đình và cộng đồng
CHỦ TỊCH
Uỷ ban nhân dân xã(phường, thị trấn) ...... ...... ...... ...... ...... ......
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
- Căn cứ Nghị định 56/2000/NĐ-CP ngày 15/5/2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng;
- Căn cứ vào hồ sơ cai nghiện tại gia đình và cộng đồng của anh (chị):...........................
- Theo đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác cai nghiện;
Quyết định
Điều 1: Cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho anh (chị):.....
Sinh ngày ...... /....../ ......; nơi ở hiện nay:.......................................................................
Thời gian cai nghiện tại gia đình và cộng đồng là ..... .....(2) tháng kể từ ngày....................
Điều 2: Điều trị hỗ trợ cắt cơn được thực hiện tại.........................................................
Điều 3: Giao cho Tổ công tác, Công an, Y tế xã, phường, gia đình anh (chị).................
Tổ trưởng tổ dân cư (3).......................................................... phối hợp với .................
(4) xây dựng và triển khai kế hoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho anh (chị)
..............................................................................................
Điều 4: Anh chị có tên tại điều 1, tổ trưởng tổ công tác cai nghiện, Tổ trưởng tổ dân cư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Ghi chú:
1 Địa danh
2 Số tháng (ít nhất là 6 tháng)
3 Tên tổ hay thôn người nghiện ma tuý
4 Tên tổ chức xã hội giúp đõ người cai nghiện (Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên ... )
UBND (XÃ):...... ....... ...... ....... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỔ THEO DÕI
CAI NGHIẾN AU TRỊ HỖ TRỢ CẮT CƠN
Họ và tên người cai nghiện:.
Nơi ở hiện nay:.............................................................................................................
Cai nghiện tại gia đình và cộng đồng theo quyết định số ...... ......./ ...... ......./QĐ-UB
Từ ngày ....... tháng ....... năm...... .......đến ngày ....... tháng ....... năm...... .......
Họ tên người được phân công theo dõi.........................................................................
Chức danh...................................................................................................................
...... ....... ngày ....... tháng ....... năm 200...... .......
SỔ THEO DÕI
CAI NGHIỆN SAU TRỊ HỖ TRỢ CẮT CƠN
Họ và tên người cai nghiện:. tuổi
Nơi ở hiện nay:.............................................................................................................
Trình độ văn hoá:.........................................................................................................
Nghề nghiệp................................................................................................................
Tình trạng sức khoẻ (có bệnh phối hợp không).............................................................
Tình trạng việc làm (có hay không)...............................................................................
Tình trạng cha mẹ (còn sống hay đã chết).....................................................................
Tình trạng hôn nhân (có vợ(chồng))..............................................................................
Kinh tế gia đình (khá giả hay khó khăn)........................................................................
Nghiện ma tuý từ tháng ....... năm...... .......
Số lần đã cai nghiện:........... .......lần
Số lần vi phạm pháp luật: ... .......lần
Đã cắt cơn từ ngày ....... tháng ....... năm...... .......đến ngày ....... tháng ....... năm...... .......
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SAU TRỊ CẮT CƠN THÁNG THỨ ........(1)
1. Sự giúp đỡ của gia đình, chính quyền, đoàn thể trong tháng:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Các hoạt động của người nghiện trong tháng (lao động sản xuất, tham gia các tổ chức
xã hội, văn hoá, thể thao...)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
3. Tình trạng sức khoẻ: (khoẻ mạnh hay mắc các bệnh).................................................
...................................................................................................................................
4. Tình trạng tâm lý: (thoả mãn hay lo lắng, bồn chồn lo âu vì vấn đề gì):........................
...................................................................................................................................
5. Những biểu hiện nghi vấn tái sử dụng ma tuý(đi một mình, gặp bạn nghiện..)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
6. Đề xuất của người nghiện
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
7. Kết luận; (những tiến bộ, khuyết điểm thiếu sót của đối tượng)
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
8. Những công việc cần làm để giúp đỡ đối tượng tháng sau:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
| ngày ...........tháng...........năm ........... |
Ghi chú:
1. Mỗi tháng 1 trang, Sổ theo dõi ít nhất 8 trang. Tuỳ theo thời gian cai nghiện cho đối tượng để ấn định số trang
UBND: (huyện).................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Ngày...tháng...năm 200... |
Về việc vi phạm cam kết cai nghiện tại gia đình và cộng đồng
Hôm nay ngày.........tháng.........năm.........
Tại(2) ..........................................................................................................................
Chúng tôi gồm (3) ........................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Chứng kiến anh (chị). vi phạm bản cam kết xin cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Cụ thể là:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn..................................................
(4)................................................................................................................................
NGƯỜI VI PHẠM HOẶC GIA ĐÌNH NGƯỜI VI PHẠM | ĐẠI DIỆN TỔ CÔNG TÁC |
Ghi chú:
1 Địa danh
2 Địa điểm xử lý vi phạm và những người ó mặt tại (2)
3 Các vi phạm
4 Ghi các mục đề nghị xử lý.
UBND: (huyện).................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Ngày...tháng...năm 200... |
Đã cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:
Chứng nhận anh (chị):..................................................................................................
Cư trú tại: ...................................................................................................................
đã hoàn thành đợt cai nghiện tại gia đình và cộng đồng từ ngày......tháng......năm.....
đến ngày......tháng......năm.....theo quyết định số: .............QĐ-UB ngày....... tháng .....
năm............ của Uỷ ban nhân dân xã ...........................................................................
Vào sổ cai nghiện Số: .. ............/GCN-Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA hướng dẫn Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành
- 2Quyết định 1019/QĐ-BLĐTBXH năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành tính từ ngày 01/01/2012 đến 31/3/2013
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA hướng dẫn Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành
- 2Quyết định 1019/QĐ-BLĐTBXH năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành tính từ ngày 01/01/2012 đến 31/3/2013
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT/BLĐTBXH-BYT-BCA hướng dẫn Nghị định 56/2002/NĐ-CP về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 01/2003/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 24/01/2003
- Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế
- Người ký: Đàm Hữu Đắc, Lê Thế Tiệm, Phạm Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: 08/02/2003
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực