Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6-TT/LN | Hà Nội , ngày 30 tháng 12 năm 1986 |
Hiện nay có một số việc ly hôn giữa các công dân Việt Nam mà một bên đang ở nước chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề hôn nhân và gia đình với nước ta. Trong những nước nói trên, có nước đã có quan hệ ngoại giao và có nước chưa có quan hệ ngoại giao với nước ta.
Căn cứ vào Hiến pháp và Luật Hôn nhân và gia đình, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao; Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp ra thông tư hướng dẫn về thẩm quyền và thủ tục giải quyết những việc ly hôn nói trên như sau:
Nếu nguyên đơn ở nước chưa có quan hệ ngoại giao với nước ta, nhưng họ đã nhờ cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước ta ở nước khác chuyển đơn về nước, thì Toà án cũng có thể thông qua cơ quan đại diện đó để chuyển cho đương sự những giấy tờ của Toà án hoặc yêu cầu đương sự gửi về Toà án những lời khai có liên quan đến vụ kiện.
Nếu không có điều kiện liên hệ theo cách nói trên, nhưng đương sự có thân nhân ở trong nước, thì Toà án có thể yêu cầu thân nhân của họ báo cho đương sự gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết. Nguyên đơn ở trong nước cũng có thể tự mình hoặc nhờ luật sư của họ liên hệ với bị đơn ở ngoài nước để yêu cầu bị đơn gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết. Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử nếu đương sự ở trong nước công nhận những lời khai hoặc tài liệu gửi về đúng là của vợ, chồng họ ở ngoài nước.
Trong trường hợp không biết địa chỉ của bị đơn hoặc đã lâu không có tin tức của bị đơn, hoặc không liên hệ được với bị đơn ở ngoài nước, thì Toà án có thể xử cho ly hôn theo thủ tục ly hôn với người giấu địa chỉ hoặc người không có tin tức lâu ngày, đã đwọc Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn trong Thông tư số 3-TATC ngày 3-3-1966 (xem hệ thống hoá luật lệ tố tụng dân sự - tập I, trang 126 - 127).
Trong phiên toà xử những việc ly hôn nói trên, cần phải có Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham gia tố tụng.
Toà án phải tống đạt bản sao án cho đương sự ở ngoài nước theo cách thức liên hệ đã nói ở điểm 3 của Thông tư này để họ có thể sử dụng quyền kháng cáo theo pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc gì, các tỉnh, thành cần báo cáo xin ý kiến của các ngành cấp trên.
Nguyễn Lư;Nguyễn (Đã ký) | Thị Ngọc Khanh (Đã ký) | Phùng Văn Tửu (Đã ký) |
- 1Quyết định 241/QĐ-BTP-2007 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành và Liên tịch ban hành từ năm 1981 đến nay hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- 2Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 241/QĐ-BTP-2007 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành và Liên tịch ban hành từ năm 1981 đến nay hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- 2Quyết định 480/QĐ-BTP công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp đến hết ngày 31/12/2013
thông tư liên ngành 6-TT/LN năm 1986 về thẩm quyền và thủ tục giải quyết những việc ly hôn giữa các công dân việt nam mà một bên ở nước chưa có hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề hôn nhân và gia đình với nước ta do Toà án nhân dân Tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 6-TT/LN
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 30/12/1986
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Lư, Nguyễn Thị Ngọc Khanh, Phùng Văn Tửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 14/01/1987
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra