Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC-BỘ LAO ĐỘNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 8-TT/LB

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 1981

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG SỐ 8-TT/LB NGÀY 25 THÁNG 3 NĂM 1981 QUY ĐỊNH VỀ SỬA ĐỔI PHỤ CẤP ĐỐI VỚI HIỆU TRƯỞNG VÀ PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG, MẪU GIÁO VÀ BỔ TÚC VĂN HOÁ

Thi hành Quyết định số 15-CP ngày 14-1-1981 của Hội đồng Chính phủ, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, liên Bộ Giáo dục - Lao động quy định việc sửa đổi chế độ phụ cấp đối với Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường phổ thông, mẫu giáo và bổ túc văn hóa trong cả nước như sau.

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

Nghị Quyết số 14-NQ/TƯ ngày 11-1-1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã quy định hệ thống giáo dục mới, trong đó có giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa. Hội đồng Chính phủ đã có Quyết định số 243-CP ngày 28-6-1979 về tổ chức bộ máy biên chế các trường phổ thông có ghi rõ: (Trường phổ thông là đơn vị sự nghiệp, có ngân sách riêng, có bộ máy quản lý hành chính và chuyên môn hoàn chỉnh. Mỗi trường phổ thông có một Hiệu trưởng và một số phó Hiệu trưởng phụ trách... ), vì vậy sửa đổi chế độ phụ cấp đối với Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng lần này nhằm:

- Phục vụ cho yêu cầu cải cách giáo dục với quy mô các loại trường ở nhiều địa bàn khác nhau, cũng như sự khác nhau về các điều kiện quản lý của mỗi loại trường học;

- Nâng cao chế độ trách nhiệm của người lãnh đạo và quản lý trường học; động viên khuyến khích đội ngũ cán bộ quản lý trường học yên tâm công tác, nhanh chóng vươn lên làm tốt nghiệp vụ khoa học quản lý ở cơ sở của ngành giáo dục.

II. PHÂN HẠNG TRƯỜNG HỌC MỨC PHỤ CẤP

1. Phân hạng trường học.

Phân hạng trường học theo từng loại trường, căn cứ vào địa bàn (đồng bằng, Thành phố, miền núi, hải đảo) và quy mô (số lớp) để làm cơ sở quy định phụ cấp Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng:

Trường học

Hạng 3

Hạng 2

Hạng 1

Ngoại hạng

Mẫu giáo

Đồng bằng, Thành phố

Miền núi, Hải đảo

Dưới 5 lớp

Dưới 3 lớp

Từ 5 đến 9 lớp

Từ 3 đến 6 lớp

10 lớp trở lên

7 lớp trở lên

 

Phổ thông cơ sở(1)

Đồng bằng, Thành phố

Miền núi, Hải đảo

Dưới 18 lớp

Dưới 9 lớp

Từ 18 đến 27 lớp

Từ 9 đến 18 lớp

Từ 28 đến 59 lớp

Từ 19 đến 39 lớp

Từ 60 lớp trở lên

Từ 40 lớp trở lên

Phổ thông trung học

(Không phân biệt địa bàn)

Phổ thông vừa học vừa làm

Dưới 9 lớp

Dưới 5 lớp

Từ 9 đến 18 lớp

Từ 5 đến 9 lớp

Từ 19 đến 39 lớp

Từ 10 đến 29 lớp

Từ 40 lớp trở lên

Từ 30 lớp trở lên

Bổ túc văn hóa

(Không phân biệt địa bàn)

Bổ túc văn hóa tập trung

Bổ túc văn hóa tại chức và

một nửa tập trung

Dưới 5 lớp

Dưới 9 lớp

Từ 5 đến 9 lớp

Từ 9 đến 18 lớp

Từ 10 đến 29 lớp

Từ 19 đến 39 lớp

Từ 30 lớp trở lên

Từ 40 lớp trở lên

(1) Gồm cả những địa phương (trong đó có vùng cao, vùng sình lầy, Hải đảo xa, vùng sâu) chỉ thành lập được trường phổ thông cấp I.

2. Mức phụ cấp chức vụ hàng tháng.

Phụ cấp Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng được quy định bằng (%) trên cơ sở lương chính (lương giáo viên phổ thông) của mỗi lớp tùy theo loại hạng trường nói ở Điều 1, phần II, như sau:

a) Đối với trường không có học sinh nội trú:

Loại trường học

Hạng 3

Hạng 2

Hạng 1

Ngoại hạng

Mẫu giáo

Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng

10%

8%

13%

10%

16%

13%

 

Phổ thông, bổ túc văn hóa

Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng

12%

9%

15%

12%

18%

15%

22%

19%

b) Đối với trường có học sinh nửa nội trú và nội trú, các trường dạy học sinh có tật (câm, mù, điếc), học từ 2 đến 3 ca, học ban đêm thì phụ cấp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được cộng thêm 5% (năm phần trăm) lương chính.

Thí dụ: Một hiệu trưởng trường phổ thông cơ sở (hạng 3) chuyên dạy học sinh câm, được phụ cấp là:

12% + 5% = 17% lương chính.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN TẮC HƯỞNG PHỤ CẤP

1. Chế độ phụ cấp này áp dụng đối với giáo viên được cấp có thẩm quyền chính thức bổ nhiệm làm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (mà giáo viên ấy đang hưởng lương giáo viên) các trường mẫu giáo, phổ thông, bổ túc văn hóa (dưới đây gọi tắt là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) và chỉ hưởng trong thời gian giữ chức vụ ấy.

2. Khi thôi giữ chức vụ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ.

Thí dụ: Đi học các trường đào tạo tập trung, điều động làm giáo viên hoặc công tác khác trong và ngoài ngành. Riêng trường hợp điều động để tăng cường cán bộ quản lý giáo dục cho ban (phòng) giáo dục Quận, Huyện, Sở, Ty giáo dục và cơ quan Bộ Giáo dục, hoặc tăng cường giáo viên có chất lượng cho các trường sư phạm (kể cả trường bồi dưỡng) thì được tiếp tục hưởng phụ cấp chức vụ cho đến khi được xếp lại lương, hoặc nâng bậc lương mà mức lương mới bằng hoặc cao hơn mức lương cũ cộng với phụ cấp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

3. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đương chức (đang giữ chức vụ ấy) được cử đi học các trường lớp bổ túc hoặc các trường bồi dưỡng tập trung quy định tại quyết định số 291 - CP ngày 30-12-1974 của Hội đồng Chính phủ vẫn được hưởng phụ cấp chức vụ trong thời gian học.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Chế độ phụ cấp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nay thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 1981.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đương chức của các trường nói trên được tính lại phụ cấp chức vụ theo loại, hạng trường quy định tại mục II của Thông tư này và được hưởng mức phụ cấp chức vụ mới từ tháng 4 năm 1981, không đặt vấn để truy lĩnh.

Các Sở, Ty giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ty lao động, Tài chính để kịp thời tiến hành việc xác định lại phụ cấp chức vụ cho các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đương chức.

2. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã điều động đi công tác khác, đi học các trường tập trung từ trước ngày 1 tháng 4 năm 1981 đều không thuộc đối tượng xác định lại phụ cấp chức vụ. Trường hợp đến ngày 1 tháng 4 năm 1981 còn đang đi học các loại trường tập trung (kể cả các trường bồi dưỡng) thì khi nào học xong trở về trường cũ sẽ xác định lại mức phụ cấp chức vụ mới theo chức vụ và loại, hạng trường (trong thời gian theo học vẫn hưởng phụ cấp chức vụ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng theo quy định cũ).

3. Không cộng phụ cấp chức vụ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng vào lương chính để tính phụ cấp khu vực, phụ cấp lương tạm thời và các khoản phụ cấp khác.

4. Cách tính trợ cấp hưu trí đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng khi về hưu vẫn thi hành theo Công văn số 2227-TBAT ngày 28-6-1965 của Bộ Nội vụ.

5. Những quy định trước đây về phụ cấp chức vụ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Đào Thiện Thi

(Đã ký)

Nguyễn Thị Bình

(Đã ký)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên bộ 8-TT/LB năm 1981 sửa đổi phụ cấp đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường phổ thông, mẫu giáo và bổ túc văn hoá do Bộ Giáo dục - Bộ Lao động ban hành

  • Số hiệu: 8-TT/LB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 25/03/1981
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục, Bộ Lao động
  • Người ký: Đào Thiện Thi, Nguyễn Thị Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 5
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản