BỘ NGOẠI THƯƠNG-TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8-LB/BĐ-NgT | Hà Nội , ngày 17 tháng 6 năm 1981 |
Căn cứ vào Điều lệ hải quan ban hành kèm theo Nghị định số 3-CP ngày 27/2/1960, và Điều lệ gửi, nhận, chuyển, phát bưu phẩm, bưu kiện ban hành kèm theo Nghị định số 91-CP ngày 2/5/1973 của Hội đồng Chính phủ, Tổng cục Bưu điện và Bộ Ngoại thương quy định trách nhiệm giữa hai ngành trong việc làm thủ tục xuất, nhập khẩu bưu phẩm, bưu kiện như sau:
1. Cơ quan bưu điện có nhiệm vụ bảo đảm an toàn và chuyển phát nhanh chóng các bưu phẩm, bưu kiện xuất, nhập khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, từ lúc nhận đền lúc phát xong, theo đúng điều lệ gửi, nhận và chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện.
2. Cơ quan hải quan thuộc Bộ Ngoại thương có nhiệm vụ bảo đảm việc làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hoá gửi trong bưu phẩm, bưu kiện theo chế độ hiện hành.
3. Những bưu cục được Tổng cục Bưu điện quy định làm thủ tục xuất, nhập khẩu bưu phẩm, bưu kiện và trao đổi chuyến thư giữa nước ta và nước ngoài (sau đây gọi là bưu cục ngoại dịch) đều thành lập tổ chức hải quan (sau đây gọi là hải quan bưu điện).
4. Ở các bưu cục ngoại dịch, cơ quan bưu điện có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và trang bị ban đầu bàn, ghế, tủ và hệ thống ánh sáng cho hải quan bưu điện. Các thiết bị và dụng cụ khác do cơ quan hải quan đảm nhiệm. Đối với những bưu cục ngoại dịch xây dựng mới hoặc sửa chữa lại, cơ quan bưu điện phối hợp với cơ quan hải quan để thống nhất bố trí mặt bằng và tổ chức xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trang bị kỹ thuật và phối hợp công tác giữa hai cơ quan.
5. Bộ Ngoại thương căn cứ vào khối lượng bưu phẩm, bưu kiện xuất, nhập khẩu ở từng bưu cục ngoại dịch để quy định tổ chức và biên chế của hải quan bưu điện.
1. Bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu:
a. Hàng hoá gửi trong bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, không được thuộc diện hàng cấm xuất khẩu quy định ở bảng phụ lục số 1 kèm theo thông tư này và không được thuộc diện hàng cấm nhập khẩu của nước nhận, đồng thời không trái với những quy định trong nghị định số 91-CP ngày 2/5/1973 của Hội đồng Chính phủ.
b. Tại các bưu cục có tổ chức hải quan, người gửi bưu phẩm, bưu kiện phải đem hàng hoá xuất trình hải quan. Nếu hàng hoá được xuất khẩu, sau khi đã làm thủ tục hải quan, bưu điện sẽ nhận để gửi đi.
c. Tại các bưu cục không có tổ chức hải quan, người gửi bưu phẩm, bưu kiện lập tờ khai hải quan, BK26 (C2/CP3, số lượng BK26 theo quy định gửi đi từng nước) dán nhãn xanh (BV57 "C1") lên bưu phẩm, bưu kiện để bưu điện chuyển đến bưu cục ngoại dịch được chỉ định. Ở đây, cán bộ bưu điện mở gói bưu phẩm, bưu kiện để làm thủ tục xuât khẩu trước mắt cán bộ hải quan. Sau đó, bưu điện gói lại, hải quan đóng dấu Đã làm thủ tục hải quan rồi bưu điện đóng chuyến thư, có cán bộ hải quan chứng kiến. Nếu bưu phẩm, bưu kiện chưa đủ điều kiện xuất khẩu thì được trả lại người gửi.
d. Tại các bưu cục ngoại dịch có trao đổi chuyến thư với nươc ngoài, khi bưu điện đóng túi gói, cũng như giao túi gói bưu phẩm, bưu kiện cho người phụ trách phương tiện vận tải để chuyển đi, đều phải có cán bộ hải quan chứng kiến.
2. Bưu phẩm, bưu kiện nhập khẩu:
a. Hàng hoá gửi trong bưu phẩm, bưu kiện nhập khẩu không được thuộc diện hàng cấm nhập khẩu quy định ở bản phụ lục số 2 kèm theo thông tư này và không trái với những quy định trong nghị định số 91-CP ngày 2/5/1973 của Hội đồng Chính phủ.
b. Hải quan cửa khẩu (sân bay quốc tế, cảng...) phải chứng kiến việc giao nhận túi gói bưu phẩm, bưu kiện. Khi nhận chuyến thư, nếu có sai sót thì cán bộ bưu điện và người phụ trách phương tiện vận chuyển phải lập biên bản có cán bộ hải quan xác nhận tình hình thực tế xảy ra. Trong trường hợp túi gói bị rách hoặc hư hỏng thì cán bộ bưu điện và người phụ trách phương tiện vận chuyển lập biên bản kiểm kê chi tiết hàng, có cán bộ hải quan chứng kiến, bưu điện gói bọc lại, hải quan niêm phong bằng xi, hoặc cặp chì, sau đó bưu điện vận chuyển về kho của mình (kèm theo biên bản).
c. Việc mở túi, gói bưu phẩm, bưu kiện tại các bưu cục ngoại dịch phải có cán bộ hải quan chứng kiến. Trong trường hợp phát hiện bưu phẩm, bưu kiện bị rách, rỡ, thừa, thiếu thì bưu điện lập biên bản (theo các mẫu biên bản của bưu điện) có hải quan xác nhận.
3. Phát bưu phẩm, bưu kiện nhập khẩu:
a. Bưu điện chỉ phát đến người nhận bưu phẩm, bưu kiện sau khi hoàn thành thủ tục hải quan.
b. Thủ tục nhập khẩu trong trường hợp có mặt người nhận hàng: Hình thức này được thực hiện tại các bưu cục có tổ chức hải quan.
Khi người đến nhận có đủ giấy tờ hợp lệ thì cán bộ bưu điện chuyển bưu phẩm hoặc bưu kiện cho cán bộ hải quan, người nhận bưu phẩm hoặc bưu kiện tự mở để cán bộ hải quan và bưu điện làm thủ tục nhập khẩu, sau đó bưu điện phát cho người nhận.
Trong trường hợp chưa làm xong thủ tục nhập khẩu thì bưu điện gói lại và bảo quản.
c. Thủ tục nhập khẩu trong trường hợp vắng mặt người nhận hàng: Hình thức này được thực hiện tại bưu cục ngoại dịch, sau đó chuyển đến bưu cục khác để phát cho người nhận.
Tại các bưu cục ngoại dịch, bưu điện mở gói để hải quan làm thủ tục, bưu điện ghi các loại hàng hoá bào tờ khai hàng phi mâu dịch (làm thành hai bản), hai bên cùng ký vào bản đó, một bản bỏ vào bưu phẩm hoặc bưu kiện, một bản hải quan lưu (tiền mua tờ khai hàng do bưu điện thanh toán với hải quan và thu lại của người nhận). Sau đó, bưu điện gói bọc lại, hải quan chứng kiến, đóng dấu Đã làm thủ tục hải quan và niêm phong bằng chì hoặc xi (viên chì, xi và dây buộc do bưu điện cung cấp, dấu xi, kìm cặp chì hải quan giữ).
Bưu điện cân lại bưu phẩm, bưu kiện và ghi rõ khối lượng (kg) trên bao bì.
Đề lưu ý bưu cục phát, ở phía trên địa chỉ người nhận, hải quan đóng thêm dấu Miễn thuế hoặc Hàng có thuế . Nếu phải thu thuế, hải quan lập giấy báo thuế thành 3 bản gửi cùng bưu phẩm, bưu kiện để chuyển đến bưu cục phát. Bưu phẩm, bưu kiện phải thu thuế chỉ được phát cho người nhận sau khi thu đủ tiền thuế, bưu điện được trích 3% lệ phí trong số tiền thu được và chuyển trả hải quan số tiền còn lại bằng thư chuyển tiền kèm theo giấy báo thuế đã thu, sau khi trừ cước phí chuyển tiền.
d. Trong trường hợp bưu phẩm, bưu kiện có hàng hoá thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý và thu mua thì hải quan giữ số hàng đó để bán cho mậu dịch quốc doanh và trực tiếp trả số tiền bán hàng cho người nhận, hoặc chuyển bằng thư chuyển tiền có cước qua bưu điện đến người nhận kèm theo biên bản giao, bán hàng.
Trong trường hợp bưu phẩm, bưu kiện có hàng thuộc diện cấm nhập khẩu, hải quan lập biên bản sai áp thành ba bản (bưu điện giữ lại một bản, hải quan giữ một bản và chuyển đến người nhận một bản).
đ. Những bưu phẩm, bưu kiện chuyển tiếp hay chuyển hồi ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài gửi trả lại cũng đều phải làm thủ tục xuất, nhập khẩu như lần đầu.
e. Bưu phẩm, bưu kiện xuất, nhập khẩu chỉ phải làm thủ tục hải quan một lần. Thư, bưu thiếp không phải làm thủ tục hải quan. Trong trường hợp nghi vấn có hàng hoặc tiền thì bưu điện mời người gửi hoặc người nhận đến bưu cục ngoại dịch thuận tiện để hải quan kiểm tra.
g. Trong quá trình làm việc, nếu gặp các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành khác thì bưu điện liên hệ với ngành có liên quan đến phối hợp giải quyết.
4. Bảo quản bưu phẩm, bưu kiện nhập khẩu:
Túi, gói bưu phẩm, bưu kiện chưa khai thác và bưu phẩm, bưu kiện chưa phát cho người nhận phải được sắp xếp vào kho và bảo quản chu đáo. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ phụ trách hải quan bưu điện hoặc cán bộ hải quan được uỷ quyền có thể yêu cầu trưởng bưu cục ngoại dịch cho vào kho để kiểm tra việc bảo quản túi, gói và bưu phẩm, bưu kiện, đối chiếu thực tế tồn kho với sổ sách. Trong trường hợp này, phải có cán bộ bưu điện đi cùng với cán bộ hải quan.
5. Xử lý hàng hoá trong bưu phẩm, bưu kiện bị rơi vãi:
Hàng hoá trong bưu phẩm, bưu kiện nhập khẩu không thể phát cho người nhận và cũng không trả lại được cho người gửi (rơi, vãi, không xác định được nước gốc, mất địa chỉ người nhận cũng như người gửi), bưu điện cùng hải quan lập biên bản ghi cụ thể số lượng, chất lượng từng loại hàng, bưu điện chịu trách nhiệm bảo quản. Hàng tháng có hội đồng xử lý trong đó có đại diện của hải quan. Hàng hoá còn có giá trị sử dụng phải bán cho mậu dịch quốc doanh, số tiền thu được sẽ nộp vào công quỹ sau khi đã trừ các chi phí cần thiết.
III. QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA BƯU ĐIỆN VÀ HẢI QUAN
Bưu điện và hải quan cùng chịu trách nhiệm về việc xuất, nhập khẩu bưu phẩm, bưu kiện. Hai ngành cần phối hợp chặt chẽ với nhau trên tinh thần hợp tác xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung.
Cán bộ bưu điện và cán bộ hải quan khi tiếp xúc với người gửi, người nhận bưu phẩm, bưu kiện xuất nhập khẩu, phải thực hiện đúng những quy định về chế độ phục vụ nhân dân, quy định trong nghị định số 217-CP ngày 8/6/1979 của Hội đồng Chính phủ và các nguyên tắc trong công tác đối ngoại của Nhà nước.
Cán bộ bưu điện và cán bộ hải quan có trách nhiệm hướng dẫn người có bưu phẩm, bưu kiện kê khai đầy đủ các loại hàng hoá, số lượng, khối lượng (kg), trị giá và gói bọc cẩn thận, nhằm tránh hư hỏng, đổ vỡ trong khi vận chuyển.
Trong lúc làm việc, cán bộ bưu điện và cán bộ hải quan phải nêu cao ý thức trách nhiệm, đức tính liêm khiết, nhằm phục vụ tốt nhân dân, đồng thời thực hiện đúng đắn các điều lệ ban hành kèm theo các nghị định số 3-CP ngày 27/2/1960 và số 91-CP ngày 2/5/1973 của Hội đồng Chính phủ.
Cán bộ hải quan làm việc tại các bưu cục ngoại dịch phải chấp hành đầy đủ nội quy của bưu cục. Khi gặp khó khăn cán bộ bưu điện và cán bộ hải quan cùng nhau bàn bạc giải quyết trên cơ sở những quy định của Nhà nước về công tác bưu điện và công tác hải quan. Nếu có ý kiến khác nhau, hai bên phải kịp thời báo cáo lên cấp trên của mình để giải quyết.
Tại mỗi bưu cục ngoại dịch, cần có hợp đồng trách nhiệm cụ thể giữa trưởng bưu cục và cán bộ phụ trách hải quan bưu điện, về việc bố trí nhân lực và thời gian làm việc thích hợp nhằm bảo đảm chất lượng nghiệp vụ và các định mức lao động.
Hàng tháng, trưởng bưu cục ngoại dịch và các bộ phụ trách hải quan bưu điện, phải cùng nhau kiểm điểm việc thực hiện thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế thông tư liên bộ Ngoại thương - Bưu điện số 176A - NT - BĐ ban hành ngày 23/12/1964.
Nguyễn Văn Đào (Đã ký) | Phạm Niên (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 13-TT/LB/BĐ-HQ năm 1991 quy định trách nhiệm của hai ngành trong việc làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu phẩm, bưu kiện do Tổng cục Bưu điện - Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Thông tư liên bộ 176-A-NT-BĐ năm 1964 về thủ tục xuất nhập khẩu bưu phẩm và bưu kiện do Liên bộ Bộ Ngoại thương và Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh ban hành.
- 1Thông tư liên tịch 13-TT/LB/BĐ-HQ năm 1991 quy định trách nhiệm của hai ngành trong việc làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu bưu phẩm, bưu kiện do Tổng cục Bưu điện - Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Thông tư liên bộ 176-A-NT-BĐ năm 1964 về thủ tục xuất nhập khẩu bưu phẩm và bưu kiện do Liên bộ Bộ Ngoại thương và Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh ban hành.
- 1Nghị định 03-CP năm 1960 về điều lệ hải quan do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.
- 2Nghị định 91-CP năm 1973 về Điều lệ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm và Điều lệ gửi, nhận và chuyển, phát bưu kiện do Hội đồng chính phủ ban hành.
- 3Nghị định 217-CP năm 1979 về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
Thông tư liên bộ 8-LB/BĐ-NgT năm 1981 quy định trách nhiệm giữa hai ngành bưu điện và ngoại thương trong việc làm thủ tục xuất, nhập khẩu bưu phẩm, bưu kiện do Tổng cục Bưu điện - Bộ Ngoại thương ban hành
- Số hiệu: 8-LB/BĐ-NgT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 17/06/1981
- Nơi ban hành: Bộ Ngoại thương, Tổng cục Bưu điện
- Người ký: Nguyễn Văn Đào, Phạm Niên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: 17/06/1981
- Ngày hết hiệu lực: 01/02/1991
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực