- 1Quyết định 1891/QĐ-NHNN năm 2015 về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tịch ban hành
- 2Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68-TTLB | Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 1993 |
Căn cứ vào các quy định của Luật thuế, các văn bản hướng dẫn của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ ) và Thông tư liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 09-TTLB ngày 27-2-1990; Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể việc lập và luân chuyển chứng từ để nộp các loại thuế, phí, lệ phí, tiền phạt vi phạm về thuế và các khoản phải nộp khác vào Ngân sách Nhà nước qua Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhanh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Hợp tác xã tín dụng (sau đây gọi tắt là Ngân hàng TCTD); của các đơn vị, cá nhân thực hiện nộp ngân sách Nhà nước (sau đây gọi tắt là đối tượng nộp Ngân sách Nhà nước ), như sau:
1- Thông tư này quy định việc lập và luân chuyển chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước bằng hình thức chuyển khoản thông qua tài khoản tiền gửi của đơn vị, cá nhân mở tại Ngân hàng, Tổ chức tín dụng.
2- Chứng từ nộp tiền quy định tại Thông tư này bao gồm:
- Giấy nộp tiền bằng chuyển khoản: là lệnh chi tiền của Chủ tài khoản yêu cầu Ngân hàng, tổ chức tín dụng trích tài khoản của mình để nộp Ngân sách Nhà nước.
- Lệnh thu thuế - thu tiền phạt.
Các chứng từ trên được lập theo mẫu do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) quản lý và phát hành.
3- Đối tượng lập chứng từ nộp tiền vào NSNN:
- Đối tượng nộp NSNN có trách nhiệm nộp trực tiếp tiền thuế và các khoản phải nộp khác vào NSNN theo chế độ quy định.
- Cơ quan tài chính, thuế và một số đơn vị được giao trách nhiệm thu một số loại thuế, phí - lệ phí và các khoản phải nộp khác vào Ngân sách Nhà nước.
1- Việc lập chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước được thực hiện như sau:
1.1- Đối với giấy nộp tiền bằng chuyển khoản:
a) Các doanh nghiệp Nhà nước: Giấy nộp tiền do đối tượng nộp NSNN lập trên cơ sở thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
b) Các Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ sản xuất (sau đây gọi tắt là đơn vị ngoài quốc doanh) và cá nhân: Giấy nộp tiền do cơ quan thuế lập trên cơ sở thông báo thuế, số hộ thuế được duyệt; đối tượng nộp Ngân sách Nhà nước phải ký tên và đóng dấu (nếu có).
c) Các đơn vị, tổ chức được giao trách nhiệm thu tiền nộp cho Ngân sách Nhà nước: Giấy nộp tiền do các đơn vị này lập căn cứ vào thời hạn nộp thuế, vào quy định lịch nộp phí - lệ phí và các khoản phải nộp khác do cơ quan thuế quy định.
1.2- Đối với các lệnh thu thuế - thu tiền phạt:
Lệnh thu thuế - thu tiền phạt do cơ quan thuế lập đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính để thu thuế, thu tiền phạt đối với các vi phạm về thuế; Căn cứ để lập lệnh là các biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản là đối tượng vi phạm, dấu của đơn vị (nếu có) và quyết định xử lý của cơ quan thuế. Tiền thuế phải lập lệnh thu riêng, tiền phạt phải lập lệnh thu riêng; Trên lệnh thu thuế - thu tiền phạt không cần có xác nhận (chữ ký, đóng dấu) của đối tượng nộp Ngân sách Nhà nước; cơ quan thuế chịu trách nhiệm về việc ra lệnh này.
2- Quy định ghi chép trên chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước:
2.1- Chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước phải lập đủ 6 liên trong 1 bộ chứng từ, cùng xê ri và cùng số.
2.2- Viết đầy đủ, rõ ràng và chính xác các yếu tố theo mẫu quy định; chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoà và sát đầu dòng của dòng đầu tiên; không được viết cách dòng, cách quãng giưã các chữ: không sửa chữa, tẩy xoá, cắt dán bất kỳ yếu tố nào hoặc viết hai thứ mực khác nhau.
2.3- Số tiền nộp ngân sách Nhà nước phải phản ảnh đúng chương, loại, khoản, hạng, mục theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
2.4- Trên chứng từ nộp tiền chỉ ghi một hoặc vài loại thuế, phí - lệ phí và các khoản phải nộp khác có cùng một tỷ lệ điều tiết Ngân sách, không được ghi các loại thuế, phí - lệ phí và các khoản phải nộp có tỷ lệ điều tiết Ngân sách khác nhau trên một chứng từ.
2.5- Trên các chứng từ nộp tiền bằng chuyển khoản, trước khi gửi Ngân hàng, TCTD, phải có đầy đủ dấu (nếu có), chữ ký của đối tượng nộp NSNN theo đúng mẫu dấu và chữ ký đã đăng ký tại Ngân hàng, TCTD.
3- Quy định về sử dụng chứng từ: 6 liên chứng từ được sử dụng như sau:
Liên 1: Làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp Ngân sách Nhà nước, lưu tại Ngân hàng, TCTD.
Liên 2: Làm giấy báo Nợ cho đối tượng nộp NSNN.
Liên 3: Làm chứng từ để lập bảng kê thanh toán và gửi Kho bạc Nhà nước.
Liên 4: Làm chứng từ kế toán thu NSNN của cơ quan tài chính.
Liên 5: làm giấy hồi báo cho cơ quan thuế quản lý đối tượng nộp NSNN.
Liên 6: Lưu tại đơn vị lập chứng từ.
III- XỬ LÝ VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ.
1. Tại đơn vị lập chứng từ nộp NSNN:
1.1- Giấy nộp tiền bằng chuyển khoản:
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức được giao trách nhiệm thu NSNN; lập đủ 6 liên ghi đầy đủ các yếu tố theo quy định tại điểm 2 phần II tại Thông tư này, lưu liên 6 tại cuống giấy nộp tiền, 5 liên còn lại gửi đến Ngân hàng, TCTD nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi.
- Đối với đơn vị ngoài quốc doanh, cá nhân: cơ quan thuế căn cứ vào thông báo thuế, sổ bộ thuế đã được duyệt, lập đủ 6 liên đúng quy định, lưu liên 6 tại cuống giấy nộp tiền, 5 liên còn lại chuyển cho đối tượng nộp NSNN - ít nhất trước 3 ngày (thuế nông nghiệp ít nhất trước 10 ngày) nộp tiền - theo thời hạn quy định của cơ quan thuế.
Đối tượng nộp Ngân sách Nhà nước nhận được 5 liên giấy nộp tiền bằng chuyển khoản do cơ quan thuế lập và gưỉ đển, sau khi kiểm tra số liệu, ký tên, đóng dấu xác nhận lên chứng từ, chuyển 5 liên giấy nộp tiền đến Ngân hàng, TCTD nơi đối tượng nộp NSNN mở tài khoản tiền gửi.
1.2- Lệnh thu thuế - thu tiền phạt:
Sau khi lập đủ 6 liên lệnh thu thuế - thu tiền phạt, cơ quan thuế gửi 5 liên kèm theo 1 liên biên bản có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của chủ tài khoản là đối tượng vi phạm đến Ngân hàng, TCTD, nơi đối tượng bị phạt mở tài khoản tiền gửi.
2- Tại Ngân hàng, TCTD:
Nhận được 5 liên chứng từ nộp tiền vào NSNN, do đối tượng nộp hoặc do cơ quan thuế gửi đến, Ngân hàng, TCTD tiến hành kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ (theo quy định tại các điểm 2.1, 2.2, 2 mục II tại Thông tư này). Nếu tài khoản của đối tượng nộp NSNN đủ số dư để trích nộp, Ngân hàng, TCTD trích tiền của đối tượng nộp NSNN để chuyển cho Kho bạc Nhà nước.
Thủ tục kế toán đối với chứng từ Nộp NSNN,Ngân hàng, TCTD thực hiện như nghiệp vụ thanh toán bằng hình thức uỷ nhiệm chi, thực hiện xử lý, cụ thể như sau:
2.1- Giấy nộp tiền bằng chuyển khoản:
Trường hợp số dư trên tài khoản của đối tượng nộp NSNN không đủ thoả mãn cho nhiều chứng từ cần chi, Ngân hàng, TCTD thực hiện trích tài khoản của đối tượng nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định về trật tự chi trả trong thanh toán.
2.2- Đối với lệnh thu thuế - thu tiền phạt:
Việc trích tiền trên tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp Ngân sách Nhà nước theo lệnh thu thế - thu tiền phạt, các Ngân hàng, TCTD phải thực hiện đúng theo quy định tại điều 6 Chương II theo Nghị định số 01/C P ngày 18-10-1992 của Chính phủ " Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế".
2.3- Trên chứng từ nộp tiền vào NSNN, Ngân hàng, TCTD phải ký tên, đóng dấu, và ghi ngày, tháng, năm hạch toán.
2.4- Trường hợp bộ chứng từ nọp NSNN lập sai quy định (ghi sai, thiếu chữ ký, dấu...) và tài khoản của đối tượng nộp NSNN không đủ số dư để trích nộp Ngân sách Nhà nước thì Ngân hàng, TCTD có quyền trả lại ngay các liên chứng từ và yêu cầu người nộp chứng từ ký xác nhận.
3- Tại kho bạc Nhà nước:
Sau khi nhận được 3 liên chứng từ nộp tiền vào NSNN, Kho bạc Nhà nước phải thực hiện điều tiết đúng quy định và hạch toán ngay vào tài khoản thu Ngân sách Nhà nước: Kho bạc Nhà nước giữ lại liên 3, liên 4 gửi cơ quan tài chính cùng cấp, liên 5 gửi cơ quan thuế quản lý đối tượng nộp ngân sách Nhà nước.
VI- THỜI GIAN LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ
1- Tại Ngân hàng, TCTD:
1.1- Trường hợp đối tượng nộp NSNN và Kho bạc Nhà nước nhận thu Ngân sách Nhà nước có tài khoản tiền gửi tại cùng một Ngân hàng, TCTD: Ngay trong ngày nhận được chứng từ nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước, Ngân hàng, TCTD phải trích nộp tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp để chuyển vào tài khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.
1.2- Trường hợp Ngân hàng, TCTD quản lý tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp Ngân sách Nhà nước và Kho bạc Nhà nước nhận thu Ngân sách Nhà nước trực tiếp tham gia thanh toán bù trừ, thời gian xử lý chứng từ là một ngày (ngay trong ngày nhận chứng từ Nộp NSNN).
1.3- Trường hợp đối tượng nộp NSNN và Kho bạc Nhà nước nhận thu Ngân sách có tài khoản tiền gửi ở các Ngân hàng, TCTD: thời gian xử lý chứng từ qua Ngân hàng, TCTD là 3 ngày làm việc - Không kể thời gian chứng từ luân chuyển qua Bưu điện.
2- Tại kho bạc Nhà nước:
Ngay trong ngày nhận được giấy báo Có do Ngân hàng, TCTD gửi đến: Kho bạc Nhà nước thực hiện thu NSNN, đồng thời phải chuyển ngay liên 4 cho cơ quan Tài chính cùng cấp và liên 5 cơ quan thuế quản lý đối tượng nộp Ngân sách Nhà nước. Thời gian chứng từ lưu tại Kho bạc Nhà nước trước khi chuyển qua 2 cơ quan này không quá 1 ngày làm việc.
Các đơn vị, cá nhân nào làm trái với quy định tại Thông tư này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 01/C P ngày 18-10-1992 của Chính phủ "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế" và Thông tư số 11 TC/TCT ngày 24-2-1993 hướng dẫn thi hành Nghị định 01 nói trên.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Căn cứ vào nội dung của Thông tư này, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trong phạm vi và chức năng của mình.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc cần báo cáo về Liên Bộ để kịp thời giải quyết.
Đỗ Quế Lượng (Đã ký) | Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |
- 1Quyết định 49/QĐ-NH6 năm 1992 về quy định thu, nhận tiền mặt bằng túi niêm phong của khách hàng nộp vào Ngân hàng
- 2Quyết định 1891/QĐ-NHNN năm 2015 về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tịch ban hành
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 1891/QĐ-NHNN năm 2015 về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tịch ban hành
- 2Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 1-CP năm 1992 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
- 2Thông tư 11-TC/TCT năm 1993 hướng dẫn Nghị định 1-CP năm 1992 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 49/QĐ-NH6 năm 1992 về quy định thu, nhận tiền mặt bằng túi niêm phong của khách hàng nộp vào Ngân hàng
Thông tư liên bộ 68-TTLB năm 1993 về việc lập và luân chuyển chứng từ nộp tiền vào ngân sách Nhà nước qua Ngân hàng, tổ chức tín dụng do Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 68-TTLB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 09/08/1993
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Đỗ Quế Lượng, Phan Văn Dĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/08/1993
- Ngày hết hiệu lực: 18/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực